Ngày 23.9 vừa qua là ngày mà Microsoft dự định sẽ phát hành Xbox One tại Trung Quốc. Đáng lẽ đây sẽ là game console đầu tiên chính thức được phát hành tại Trung Quốc trong hơn một thập niên qua, thế nhưng giới game thủ nước này – trong đó có hàng ngàn người đã đặt hàng trước – vẫn chưa được chạm tay vào những chiếc Xbox One mới nhất do công ty này vừa hoãn lịch phát hành sản phẩm. Theo như thông báo của hãng thì Xbox One sẽ được tung ra thị trường Trung Quốc “một lúc nào đó trước cuối năm nay” (tức năm 2014).
Hãy thử hình dung phản ứng của fan hâm mộ Bắc Mỹ nếu Microsoft lùi thời gian phát hành Xbox One vào một thời điểm mập mờ nào đó trong tương lai chỉ 3 ngày trước ngày dự kiến phát hành mà xem. Có thể lượng fan hâm mộ Xbox ở Trung Quốc không nhiều bằng ở Mỹ, nhưng phản ứng của họ thì khá giống nhau. Dưới đây là một trong số những comment tiêu biểu ở một bài báo trên trang Sina Games của Trung Quốc về việc hoãn ngày phát hành Xbox:
“Chết tiệt! Tôi đã đặt hàng trước và đợi cả nửa tháng, giờ các người lại bảo tôi “đợi đến một lúc nào đó trước cuối năm nay” sao? $%^*%#!"
Nghe thì hơi có vẻ tiêu cực, nhưng Microsoft gần như đã “dội” cho fans console Trung Quốc một loạt những tin “động trời” kể từ khi Xbox One được thông báo lần đầu tiên. Nếu là fans Việt Nam thì không biết chúng ta sẽ phản ứng như thế nào trước hàng loạt những thông tin như vậy nữa. Cũng dễ hiểu tại sao mà fans Xbox One nước này lại phẫn nộ đến thế:
- Xbox One sẽ được phát hành tại Trung Quốc vào ngày 23.9 (Tốt!)
- … nhưng giá của nó là 600 USD chưa kể Kinect
- … và games thì hoàn toàn bị khóa vùng
- … và nó sẽ có mã kích hoạt để không ai có thể mua bán những game đã chơi hết
- … và bản thân console thì bị khóa ngôn ngữ (language-locked) để rút gọn tiếng Trung Quốc!
- … và chức năng voice control (điều khiển bằng giọng nói) với Kinect hoàn toàn không hoạt động với tiếng Trung Quốc (rõ ràng rồi)
- … và số lượng những người chơi mở màn game (launch line-up) cực kì hạn chế
- … à, và thực ra thì nó sẽ không được ra mắt vào ngày 23.9 đâu, mà là “một lúc nào đấy” trước cuối năm nay cơ!
Kết cục là, đúng như chúng ta có thể tưởng tượng được, tất cả những thông tin trên cộng lại đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng fans console Trung Quốc.
Tuy nhiên điều này lại là tin tốt cho đối thủ của Microsoft là Sony. Cứ tưởng tượng Kaz Hirai (Tổng Giám đốc Sony Nhật Bản) đang ngồi trong phòng họp ban giám đốc ở Tokyo, viết ra cả một list những điều “Không được làm ở Trung Quốc” khi ông chứng kiến những nước đi của Microsoft. Toàn bộ chuyện này giống như sự lặp lại sự kiện buổi họp báo của Microsoft tại E3 (Electronic Entertainment Expo) một năm về trước. Khi ấy, Microsoft giới thiệu hệ máy console Xbox One đắt tiền cùng với một loạt các tính năng bị hạn chế, thì Sony chỉ đơn giản nói rằng: “Chúng tôi không hạn chế bất cứ điều gì trong số đó” và rời khỏi bục phát biểu trong tràng vỗ tay như sấm của mọi người.
Nếu như trước khi E3 2013 diễn ra, người ta lo lắng về việc Sony cũng sẽ áp dụng các hình thức kiểm soát và giới hạn gắt gao như Microsoft bao nhiêu thì lại càng bất ngờ bấy nhiêu khi PS4 xuất hiện và đưa ra những chính sách cực kỳ thông thoáng với cả người chơi lẫn nhà phát hành như: không yêu cầu kết nối Internet, không chặn đĩa đã sử dụng, cho phép chia sẻ mua bán đĩa game không giới hạn và không phân biệt vùng miền…
Thực ra một trong số những tính năng bị hạn chế của Xbox One tại Trung Quốc là theo chỉ thị của nhà cầm quyền nước này: Console và games bị khóa vùng thể theo quy định của pháp luật, việc số lượng người chơi mở màn (launch line-up) bị hạn chế một phần là do quá trình xin phép Bộ Văn hóa Trung Quốc chính thức phê chuẩn gặp rất nhiều khó khăn và tốn thời gian.
Tuy vậy, toàn bộ chuyện này giống như Microsoft đang tự dâng cơ hội cho Sony khi một lần nữa “giỡn mặt” fan hâm mộ. Nhiều người không nghi ngờ gì khả năng Sony sẽ phát hành PS4 tại Trung Quốc với mức giá thấp hơn Xbox One đã được trang bị Kinect (ở Trung Quốc là khoảng 700$ ). Gần như chắc chắn rằng Sony sẽ phát hành games không có mã kích hoạt, vì điều này sẽ giúp họ bán sản phẩm dễ dàng; console của Sony cũng sẽ có nhiều lựa chọn ngôn ngữ hơn giúp cho dân số đông đảo và nhiều chủng tộc ở Trung Quốc có thể sử dụng thuận tiện hơn.
Cho dù Sony có thực sự lựa chọn nhảy vào tận dụng cơ hội này hay không, thì vẫn có khả năng người khổng lồ Nhật Bản đã quyết định tập trung vào các thị trường khác và lờ đi thị trường console non trẻ không chắc chắn của Trung Quốc. Thế nhưng, với một đối thủ cạnh tranh như Microsoft, nhiều người dự đoán rằng Sony sẽ không cần vội vàng. Rõ ràng Microsoft đang tự hại mình khi đưa ra những giới hạn không cần thiết và trì hoãn ngay giờ G như vậy, cho nên Sony Nhật Bản cũng chưa cần thiết phải hành động ngay bây giờ làm gì.
Do chưa đưa ra kế hoạch cụ thể cho việc phát hành PlayStation 4 tại Trung Quốc nên Microsoft vẫn còn thời gian để thay đổi tình hình. Việc trì hoãn vừa rồi sẽ là một chuyện tốt nếu như công ty này chịu tìm cách gỡ bỏ bớt những hạn chế không cần thiết đi hoặc hạ giá thành sản phẩm xuống; nhưng nếu không thì quả là Microsoft đang tự đặt ra những chướng ngại vật to đùng trên con đường thẳng tiến Trung Quốc của Xbox One.
Bình luận (0)