Nhận dạng được giọng nói và làm theo yêu cầu của chủ nhân, cảnh báo chống trộm - chống cháy, vệ sinh nhà cửa, hỗ trợ việc học tập của học sinh...
Huy, Tâm, Hưng (từ trái qua) và T-res Robot - Ảnh: Lê Thanh |
Đó là những tính năng hữu ích của sản phẩm “T-res Robot thông minh phục vụ học tập và quản lý nhà cửa”, vừa được 3 bạn trẻ: Phạm Thành Kỳ Hưng, Nguyễn Duy Tâm, Huỳnh Võ Nhật Huy - sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM - “trình làng” tại Liên hoan sáng tạo trẻ năm 2015, do Thành đoàn TP.HCM tổ chức.
Đi lại trong nhà
Lý giải cái tên “T-res Robot”, Kỳ Hưng cho biết đó là viết tắt của cụm từ technology - responsibility (công nghệ - trách nhiệm), nhóm muốn tạo ra một sản phẩm không chỉ đậm chất công nghệ mà còn phải có tính ứng dụng thực tế, gần gũi và thật sự hữu ích cho cuộc sống con người.
|
Thay vì sử dụng remote, robot kết nối với thiết bị điện thoại smartphone dễ dàng thông qua ứng dụng bluetooth để điều khiển. “Tuy nhiên, robot được thiết kế với hai chế độ tùy thích cho người dùng lựa chọn. Đó là điều khiển tay và tự động kiểm soát hành vi độc lập, thay vì dùng điện thoại để thao tác, chúng ta có thể kích hoạt chế độ tự động, từ đó robot có thể tự do di chuyển trong khắp ngôi nhà và tự né được các vật cản mà không sợ bị va chạm”, Duy Tâm giải thích.
Đối đáp hoàn hảo
Thành công lớn nhất và ưu điểm vượt trội của robot là nó đã nhận dạng được giọng nói, trả lời và làm theo yêu cầu của chủ nhân. “Robot có khả năng nhận dạng và trả lời bằng giọng nói thật của con người. Nó có thể nghe và xử lý được yêu cầu của người dùng, từ đó nó sẽ thực hiện các cử chỉ hành động trả lời thông qua cánh tay và lời nói. Ví dụ, bạn nói: “Chào T-res Robot” thì nó sẽ nói lại “Xin chào các bạn, mình là T-res Robot”, hoặc khi bạn hỏi về thời gian, robot có thể trả lời một cách chính xác…
T-res Robot
|
“Hiện nay so với robot Asimo của Nhật với khả năng hiểu 150 câu lệnh, robot NAO của Pháp 120 câu lệnh, thì T-res Robot đã đạt được 27 câu lệnh nghe và đàm thoại. Đây là điểm nhấn lớn nhất mà T-res Robot có được. Tuy chưa hoàn hảo nhưng phần nào kích thích được sự sáng tạo và nghiên cứu robot của giới trẻ VN”, Nhật Huy hào hứng cho hay.
|
“Khoảng cách từ mắt đến bàn học thường dao động ở mức tối thiểu 30 cm và tối đa 70 cm. Khi học sinh bắt đầu khom lưng, mắt đặt sát sách vở, lúc đó khoảng cách vượt quá mức cho phép tức nhỏ hơn 30 cm, ngay lập tức nguồn sáng trắng từ thiết bị sẽ tắt đi thay vào đó là một nguồn sáng màu đỏ chiếu vào vở gây chói làm cho người dùng sẽ không đọc được chữ, đồng thời robot sẽ phát ra một âm thanh cảnh báo bằng giọng nói: “Bạn đã ngồi sai tư thế, vui lòng ngồi thẳng dậy”, Duy Tâm cho biết.
Tính năng chống trộm, cảnh báo rò rỉ khí gas và cháy nổ của robot cũng rất ưu việt thông qua sử dụng bộ phận cảm biến và dùng sóng siêu âm vô hình được cài trên robot. “Với robot này, người dùng có thể kịp thời đối phó khi có sự cố rò rỉ khí gas cũng như sơ tán ra khỏi nơi nguy hiểm để hạn chế tối đa thiệt hại về người và của. Chỉ cần cầm trên tay chiếc điện thoại đã được kết nối với robot, gia chủ có thể kiểm tra tình hình ngôi nhà mình bất cứ lúc nào bằng việc gửi một tin nhắn SMS đến robot với nội dung “Scan home”. Ngay sau đó, bộ xử lý trung tâm sẽ kiểm tra tất cả thông số về tình trạng ngôi nhà và báo cáo ngược lại, giúp người sử dụng có thể quản lý tốt hơn ngôi nhà của mình khi đang ở xa”, Hưng chia sẻ.
Hưng cho biết T-res Robot mẫu được làm thủ công có giá khoảng 9 triệu đồng, tuy nhiên nếu kết hợp được với các doanh nghiệp hoặc nhà nước sản xuất đại trà để thương mại hóa thì khoảng 4 triệu đồng và có thể thấp hơn.
Bình luận (0)