Và ý tưởng khởi nghiệp bằng cách sản xuất gạo sạch như vậy đã giúp Tiếng đoạt giải nhất cuộc thi “Dự án khởi nghiệp” do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp và Quỹ Start-up Vietnam Foundation phối hợp tổ chức.
“Nhiều người thấy tôi sản xuất lúa kiểu này đã bảo là điên, chính quyền thấy tôi hì hục lên bờ bao cao hơn cũng đòi thu hồi đất…”, Tiếng kể về những khó khăn. Nhưng mặc kệ tất cả, Tiếng âm thầm làm theo cách của mình.
Vụ mùa đầu tiên, năng suất chỉ đạt 4 tấn lúa/ha, thấp hơn nhiều so với cách sản xuất truyền thống ở những ruộng lúa lân cận (6 - 7 tấn/ha). Thử thách ngày càng nhiều hơn, nhưng Tiếng không từ bỏ ý định, vẫn áp dụng phương thức sản xuất theo hướng an toàn. Thậm chí, thay vì như nhiều nông dân khác, trồng lúa 3 vụ mỗi năm thì Tiếng chỉ trồng 2 vụ. “Là vì mình muốn cải tạo đất thuận theo tự nhiên. Cho đất nghỉ, đốt rơm thành tro, vùi lại bón cho đất cùng với phân hữu cơ”, Tiếng lý giải.
Dự án Lon ton Sài Gòn của 3 sinh viên tại TP.HCM, với những chuyến trải nghiệm giúp nhau cùng khám phá thành phố, đang thu hút sự chú ý của người trẻ.
Rất nhiều người thắc mắc việc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì làm thế nào để có thể chống sâu bệnh. Tiếng cho biết sản xuất lúa sạch nên cần sử dụng các loại thiên địch trên đồng ruộng để quản lý dịch hại.
Chàng trai này thường xuyên đi thăm ruộng lúa vào ban đêm để tìm hiểu, nghiên cứu về các loài thiên địch, để xem cách chúng sinh trưởng, con nào có thể trị con nào theo phương pháp “thuận theo tự nhiên”.
Tiếng phát hiện những con rầy nâu bay đi sẽ để lại trứng trên thân lúa. Và những ấu trùng đó sẽ sinh ra rầy nâu con. Thiên địch của rầy chính là cá. Hễ rầy xuống nước là cá chờ sẵn, ăn hết. Vậy là chàng trai này canh thời tiết, chờ khi rầy nâu đẻ là bơm nước vào cho ngập trứng để trứng rầy bị ung, úng không nở được. Tiếng còn thả vịt hay các loại cá như: lòng tong, rô, sặt rằn… vào ruộng để vừa nuôi cá vừa diệt rầy cũng như các mầm bệnh, sâu đục thân, rầy lửa, ốc bươu vàng… để giúp cây lúa phát triển tốt.
Trong những vụ mùa tiếp theo đó, nhờ cách làm của mình, Tiếng đã khôi phục lại dưỡng chất cho đất, giúp năng suất liên tục tăng dần lên. Những lời phản đối, chỉ trích dần không còn. Gia đình cũng tin tưởng giao cả chục héc ta đất ruộng để Tiếng sản xuất gạo sạch.
Lúa sau khi thu hoạch được, Tiếng trực tiếp giám sát quy trình xay xát và đóng gói. Gạo không sử dụng hóa chất bảo quản mà dùng phương pháp hút chân không, đóng gói theo tiêu chuẩn HACCP (hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm - NV) với quy trình và công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Thành lập thương hiệu từ năm 2011 nhưng trước đó, anh Luân Trịnh đã đi khắp nơi tìm hiểu về ngành công nghiệp giày da, kỹ thuật thuộc da, nhuộm màu... cũng như thiết lập quy trình để sản xuất, giới thiệu sản phẩm giày da thủ công đánh patina đến khách hàng.
Và nếu như trong vụ mùa đầu tiên, việc tìm kiếm khách hàng, đầu ra cho sản phẩm gạo sạch của Tiếng khá khó khăn thì dần dần đã tạo được những khách hàng thân thiết. Đến thời điểm này, thương hiệu gạo Tâm Việt gồm những hạt gạo sạch của chàng trai liều lĩnh dám đi ngược cách trồng lúa truyền thống này đã được Cục Sở hữu trí tuệ VN công nhận và đã được bán nhiều nơi, có mặt ở thị trường An Giang, Cần Thơ, TP.HCM, xuất hiện ở nhiều phiên chợ dành cho sản phẩm sạch…
Phương thức trồng lúa theo “cách lạ” của Tiếng cũng nhận được những lời khen từ lãnh đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, được đánh giá là tư duy sản xuất tích cực, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nỗ lực đưa gạo sạch của tỉnh ra thị trường.
Trong cuộc thi “Dự án khởi nghiệp”, ngoài giải nhất trị giá 40 triệu đồng, Tiếng còn nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tỏ ý muốn hỗ trợ cho Tiếng nhằm giúp dự án này ngày càng phát triển hơn.
|
Bình luận (0)