Microsoft đã công bố các giải thưởng của cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin 2017”. Những dự án đoạt giải đã minh chứng rất rõ cho sự sáng tạo không giới hạn của nhiều giáo viên (GV). Đặc biệt hơn, những sáng tạo này đều được học sinh (HS) nhiệt liệt ủng hộ.
Không có giới hạn
Giải nhất của cuộc thi đến từ một sản phẩm có rất nhiều tiếng vang trong thời gian vừa qua là “Ánh sáng hạnh phúc” của thầy Phạm Thư Tùng và Mai Xuân Long (Trường THPT Ernst Thalmann - TP.HCM). Từ một chuyến đi tình nguyện, nhận ra tại TP.HCM còn nhiều nơi đang thiếu thốn đèn điện, là GV dạy môn vật lý, hai thầy đã áp dụng kiến thức trong môn học này để chế ra “đèn ve chai” thắp sáng bằng năng lượng mặt trời. Đây là những chiếc bóng đèn làm từ vỏ chai nhựa, bên trong đổ đầy nước javel. Sau đó sử dụng bóng đèn led có kết nối với ắc quy năng lượng mặt trời, bóng đèn này được bao bọc bởi ống mica để khi cho vào vỏ chai nhựa không bị ướt. Ban ngày, năng lượng mặt trời sẽ tích điện vào ắc quy, giúp bóng đèn chiếu sáng vào ban đêm.
tin liên quan
Giáo viên lo lắng trước đổi mớiĐiều hai thầy vui nhất là dự án được triển khai cho tất cả các khối lớp của trường. Ngoài việc học về các nguyên lý tạo ra ánh sáng của bóng đèn, HS sẽ trực tiếp đến những nơi nghèo khó, thiếu thốn ánh sáng của TP.HCM để lắp đặt bóng điện. Đây là điều được đánh giá cao nhất của dự án. Bởi dự án đã đi vào thực tế, giúp ích cho người dân, ngoài ra còn bổ trợ rất tốt cho việc học cũng như hình thành nhân cách cho HS.
Dự án “Năng lượng sinh học quanh em” của cô Nguyễn Thị Kim Vân, Trường THPT Trưng Phú, H.Củ Chi, xuất phát từ thực tế của H.Củ Chi, vùng có truyền thống chăn nuôi. Với quy mô chăn nuôi lớn và nhỏ lẻ nên việc xử lý chất thải vật nuôi luôn là vấn đề. Tuy nhiên với mô hình biogas được áp dụng tại địa phương đã mang lại hiệu quả trong việc đảm bảo vệ sinh cũng như mang lại giải pháp về năng lượng xanh.
Thời của sáng tạo
|
“Trường học đã đến thời cần có sáng tạo. Nhưng muốn có sáng tạo, phải cởi trói cho người thầy. Các nhà khoa học trên thế giới đã thống kê, đến năm 2020, kỹ năng cần nhất của người làm việc là giải quyết vấn đề, sau đó là tư duy phản biện”, bà Quyên nói.
Thầy giáo Phạm Thư Tùng, tác giả dự án “Ánh sáng hạnh phúc”, cho rằng vai trò của GV là kích thích được sự sáng tạo của HS. Dự án đèn ve chai sở dĩ thành công là gắn được lý thuyết với thực hành. Thông qua đó, sức sáng tạo của HS được hình thành, được xây dựng kinh nghiệm từ việc nhỏ nhất cho đến lớn nhất. Nhiều kinh nghiệm như vậy thì sức sáng tạo của HS sẽ ngày càng tốt hơn.
Theo thầy Tùng, ngày nay, kiến thức rất dễ dàng tìm thấy trên mạng nên GV không còn giữ vị trí độc tôn trong việc truyền thụ kiến thức nữa, mà phải hướng dẫn được các HS tự học, biết cách tìm kiếm tài liệu, dạy kỹ năng đọc hiểu, làm việc nhóm, suy nghĩ phản biện... từ đó phát huy được sức sáng tạo của HS.
Một số dự án sáng tạo khác
“Tôi yêu Việt Nam” của GV Nguyễn Thị Tâm (Trường phổ thông Olympia, Hà Nội) mong muốn mỗi thế hệ HS được hiểu hơn về nơi mình sinh ra và lớn lên, được sống và trải nghiệm trong những nét đẹp truyền thống của người Việt.
“Kiểm soát tăng huyết áp - vui sống khỏe” của GV Trần Thị Kim Nhung - Nguyễn Xuân Hậu. Dự án do chính cô trò lớp 8 của Trường THCS Văn Lang (TP.HCM) thực hiện.
“Học tập trải nghiệm - Lý tưởng tuổi trẻ” của GV Ngô Thị Thu Giang (Trường phổ thông Olympia, Hà Nội) tích hợp liên môn giữa ngữ văn, lịch sử. Dự án xuất phát từ những trăn trở về thực tế: đất nước yên bình, những khó khăn, gian khổ dần mất đi thì cũng lại là lúc phần đông thế hệ trẻ đối mặt với khó khăn trong việc tìm kiếm, xác định và thực hiện lý tưởng của bản thân.
|
Bình luận (0)