TNO

Sao chổi cổ trụi đuôi quay lại Trái đất

01/05/2016 15:10 GMT+7

(Tin Nóng) Một sao chổi độc nhất vô nhị, chưa từng được phát hiện trước đây, đang có cuộc hội ngộ với địa cầu sau vài tỉ năm lang thang ngoài không gian.

(Tin Nóng) Một sao chổi độc nhất vô nhị, chưa từng được phát hiện trước đây, đang có cuộc hội ngộ với địa cầu sau vài tỉ năm lang thang ngoài không gian.

Quỹ đạo của sao chổi Manx kéo dài suốt 860 năm - Ảnh: ESA

Sao chổi trên lần đầu tiên đã được phát hiện vào năm 2014, nhờ vào kính thiên văn Pan-STARRS ở Hawaii (Mỹ), và được đặt tên là C/2014 S3.

Trong khi hầu hết các sao chổi đều có cấu tạo từ băng và những vật chất đông lạnh khác, thiên thể kỳ lạ này lại được làm từ các vật liệu đá. Hơn nữa, nó lại không có đuôi, nên giới thiên văn học quyết định gọi sao chổi này là Manx, theo tên của giống mèo cụt đuôi.

Theo báo cáo được đăng trên chuyên san Science Advances ngày 29.4, nhiều khả năng Manx được thai nghén cùng một khu vực đã sinh ra Trái đất cách đây nhiều tỉ năm, trước khi bị đẩy vào đám mây Oort, chỉ vành đai các thiên thể băng xoay quanh rìa ngoài của hệ mặt trời.

Hình dạng của sao chổi cụt đuôi Manx

“Chúng ta có thể đang nhìn vào vật liệu làm thành địa cầu ở vòng trong của hệ mặt trời, và bị tống khỏi nơi đây trước khi gia nhập đám mây Oort”, theo các nhà nghiên cứu.

Giới thiên văn học cho rằng kết cấu của sao chổi Manx có thể cung cấp những manh mối đầy giá trị nhằm đưa ra lời giải cho một số câu hỏi lâu nay về sự hình thành và tiến hóa của hệ mặt trời.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.