Nhiều nhà khoa học cho rằng hố va chạm Chicxulub, đường kính 180 km ở Mexico là dấu vết của trận đụng độ hủy diệt, xóa sổ loài khủng long và làm “bốc hơi” khoảng 70% giống loài trên bề mặt địa cầu.
Theo trang tin Phys.Org, nghiên cứu mới cho thấy hố va chạm trên có thể đã được tạo ra do một vật thể nhỏ hơn, bay với tốc độ nhanh hơn ước tính trước đó.
|
Chân tướng thực sự của “sát thủ địa cầu” đã lộ diện sau khi các chuyên gia phân tích lại khối lượng lớp iridium và osmium đã hình thành trên bề mặt Trái đất sau vụ va chạm.
Theo chuyên gia Jason Moore của Đại học Dartmouth (Mỹ), giá trị thực tế của iridium, còn gọi là ranh giới Cretaceous-Paleogene (K-Pg), đã bị tính toán sai lệch, dẫn đến kết luận nhầm lẫn lâu nay.
“Bạn cần một tiểu hành tinh đường kính 5 km để tạo ra bao nhiêu đó iridium và osmium. Tuy nhiên, một tiểu hành tinh kích thước như vậy không tạo ra hố va chạm bề ngang 180 km”, BBC dẫn lời chuyên gia Moore.
Kết luận trên đã tạo ra tranh cãi trong cộng đồng khoa học, nhưng có vẻ như giả thuyết mới phù hợp hơn cả, vì những vật thể di chuyển nhanh nhất trước nay mà giới thiên văn học quan sát được hầu hết đều là sao chổi.
Hạo Nhiên
>> Hình ảnh đầu tiên của sao chổi “thế kỷ”
>> Sao chổi không gây thảm họa Clovis
>> Sao chổi có thể tồn tại ngoài hệ mặt trời
>> Sao chổi còn sáng hơn mặt trăng
>> Sao chổi đêm Giáng sinh
>> Sao chổi mới đang tiến đến mặt trời
>> Khủng long tuyệt chủng không chỉ do thiên thạch
Bình luận (0)