Sao chổi đêm Giáng sinh

25/12/2012 10:33 GMT+7

(TNO) Cách đây một năm, phi hành gia NASA Dan Burbank đã phát hiện một hiện tượng tuyệt vời trong không gian: sao chổi Lovejoy kéo theo chùm đuôi khí và bụi xuất hiện vào đêm Noel.

(TNO) Cách đây một năm, phi hành gia NASA Dan Burbank đã phát hiện một hiện tượng tuyệt vời trong không gian: sao chổi Lovejoy kéo theo chùm đuôi khí và bụi xuất hiện vào đêm Noel.

Sao chổi mà phi hành gia Burbank chứng kiến từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), cũng như các nhà quan sát khác trên mặt đất đã nhanh chóng được đặt tên là “Sao chổi Giáng sinh năm 2011”, và “Ngôi sao của kỳ quan”.

Sao chổi Lovejoy ghé thăm địa cầu nhân Giáng sinh năm 2011
Sao chổi Lovejoy ghé thăm địa cầu nhân dịp Giáng sinh năm 2011 - Ảnh: NASA

Lovejoy đã tỏa sáng bầu trời nam bán cầu, trong khi hầu hết các nhà quan sát ở bắc bán cầu không được may mắn như thế, theo Space.com.

Đến Giáng sinh năm sau (2013), có khả năng đến lượt bắc bán cầu chứng kiến "Ngôi sao của kỳ quan" của mình: sao chổi ISON, chuẩn bị cuộc tuần du đến phần trong của hệ mặt trời vào tháng 11 và 12 năm sau.

Vẫn còn quá sớm để nói trước liệu ISON sẽ là “Sao chổi Giáng sinh năm 2013” hay chỉ là nỗi thất vọng to lớn cho giới yêu thiên văn.

Tuy nhiên, giới thiên văn học vẫn đang dán mắt vào bầu trời với hy vọng sẽ bắt được dấu vết chiếc đuôi dài của nó.

Hạo Nhiên

>> Sao chổi mới đang tiến đến mặt trời
>> Giả thuyết mới về hệ mặt trời
>> Hé mở cách thức hình thành hệ mặt trời
>> Phát hiện hệ mặt trời “song sinh”
>> Vươn khỏi hệ mặt trời
>> Cận cảnh tiểu hành tinh Toutatis
>> Tiểu hành tinh khổng lồ sẽ “tha” Trái đất
>> Tiểu hành tinh mang tên trường học
>> Chụp cận cảnh tiểu hành tinh gần Trái đất

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.