Nhưng cũng có những trường hợp ít gặp, ho kéo dài trong vài tuần, vài tháng. Ho mạn tính là ho kéo dài từ 8 tuần trở lên.
Ho là phản xạ của cơ thể để đẩy ra ngoài các chất nhầy và vật lạ từ đường thở có thể gây kích ứng phổi. Ho cũng có thể là do phản ứng với chứng viêm hoặc bệnh lý.
Ho mạn tính thường do nguyên nhân có thể điều trị được. Cũng có thể chỉ do chảy nước mũi sau hoặc dị ứng. Rất hiếm trường hợp là triệu chứng của ung thư, suy tim hoặc các bệnh phổi đe dọa tính mạng, theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline.
Tuy nhiên, ho mạn tính có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Bởi vậy, nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, tốt nhất nên đi khám.
Hầu hết các cơn ho đều xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó sẽ khỏi |
Shutterstock |
Nguyên nhân gây ho mạn tính
Các nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính là:
Hen suyễn: Đặc biệt là hen suyễn dạng ho, gây ho là triệu chứng chính.
Trào ngược axit dạ dày thực quản.
Hội chứng ho đường hô hấp trên: Dẫn đến chảy nước mũi sau.
Viêm phế quản: Dẫn đến viêm ở đường thở.
Uống thuốc điều trị huyết áp cao.
Hút thuốc.
Do môi trường: Bụi hoặc lông động vật.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Co thắt phế quản: có thể xảy ra sau khi viêm phổi.
Ho gà.
Hít phải dị vật (ở trẻ em).
Các nguyên nhân hiếm gặp hơn gây ho mạn tính bao gồm:
Viêm tiểu phế quản.
Xơ nang trong phổi: Một tình trạng di truyền làm tổn thương phổi.
Bệnh phổi kẽ: Dẫn đến sẹo mô phổi.
Suy tim.
Ung thư phổi
Lao
Sarcoidosis: Các u hạt hình thành trong phổi và các bộ phận khác của cơ thể, theo Healthline.
Các triệu chứng kèm theo
Các triệu chứng phổ biến thường đi kèm với ho mạn tính bao gồm chảy nước mũi sau, hoặc cảm giác dịch chảy xuống sau cổ họng, ợ nóng, khàn giọng, chảy mũi, viêm họng, nghẹt mũi, thở khò khè, khó thở.
Uống thuốc điều trị huyết áp cao cũng có thể gây ho mạn tính |
minh họa: Shutterstock |
Khi nào nên đi khám?
Nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng sau, hãy gọi cho bác sĩ:
Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Ho ra máu.
Đổ mồ hôi đêm.
Sốt cao.
Khó thở hoặc cảm thấy không đủ không khí.
Sụt cân.
Đau ngực dai dẳng, theo Healthline.
Các biến chứng của ho mạn tính
Các biến chứng tiềm ẩn của ho mạn tính bao gồm đau đầu, ngất xỉu, lo lắng hoặc trầm cảm, mất ngủ, rò rỉ nước tiểu, nôn mửa, đau cơ, thậm chí gãy xương sườn.
Nếu bị ho mạn tính, cần đi khám để có kế hoạch điều trị.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Tùy vào nguyên nhân gây ho, những mẹo sau có thể giúp kiểm soát cơn ho:
Uống nhiều nước. Nước ấm giúp làm lỏng và làm loãng chất nhầy và dịu cổ họng.
Ngậm viên trị ho.
Nếu bị trào ngược axit: Hãy cố gắng tránh ăn quá nhiều và tránh ăn trong vòng 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ.
Giảm cân (nếu thừa cân)
Dùng máy tạo độ ẩm: Để tăng độ ẩm không khí, hoặc tắm nước nóng và hít thở hơi nước.
Sử dụng nước muối xịt mũi: Giúp làm lỏng và làm tiêu chất nhầy.
Bỏ hút thuốc.
Bình luận (0)