(TNO) Vụ scandal doping của Lance Armstrong đã khiến cho Liên đoàn Quần vợt thế giới (ITF) cảnh giác hơn với vấn nạn sử dụng chất kích thích. Vì vậy, các tay vợt sẽ phải đối diện với việc kiểm tra doping thường xuyên hơn.
>> Vụ doping của Lance Armstrong sẽ lên phim
>> Giải Úc mở rộng 2013 "nổi sóng" với nghi vấn doping
>> Oprah Winfrey: Anh có dùng doping không? Lance Armstrong: Có!
|
Theo Reuters, trong năm 2013, tổng số tiền chi cho công tác phòng chống doping sẽ là 2 triệu USD. Số tiền này sẽ do ban tổ chức các giải Grand Slam, Hiệp hội quần vợt nam (ATP), Hiệp hội quần vợt nữ (WTA) và ITF chi ra.
Theo thống kê thì trong năm 2011, ITF đã tiến hành xét nghiệm doping tổng cộng 2.150 lần, trong đó chỉ có 131 cuộc xét nghiệm máu và 21 cuộc xét nghiệm khi các tay vợt không thi đấu.
Như vậy, tỷ lệ xét nghiệm máu trong quần vợt chỉ chiếm từ 3 đến 6%, trong khi ở môn xe đạp là 35% còn điền kinh có tỷ lệ là 17,6%. Việc xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện rất nhiều loại chất kích thích khác nhau, trong đó có EPO (chất tăng cường khả năng vận động). Thế nhưng, chỉ có xét nghiệm máu mới có thể phát hiện chất hormone tăng trưởng.
"Thông thường thì mỗi năm tôi phải thử doping khoảng 20 lần. Tại các giải Grand Slam thì tôi phải xét nghiệm máu. Dù vậy, rất ít khi tôi phải thử doping khi không thi đấu", Mike Bryan, tay vợt vừa cùng người anh em song sinh Bob lập kỷ lục giành 13 danh hiệu Grand Slam cho biết.
|
Tuy nhiên, trong năm nay, các tay vợt sẽ bị kiểm tra nhiều hơn so với trước. Nguyên nhân là do sau khi vụ Lance Armstrong bị phát hiện, ITF đã có cái nhìn khác về vấn nạn sử dụng chất kích thích.
"Các tay vợt sẽ phải làm quen với việc kiểm tra doping thường xuyên. Đó là việc làm bắt buộc dù rằng chúng tôi cũng hiểu rằng để loại trừ dopng hoàn toàn ra khỏi quần vợt là điều không tưởng", Reuters dẫn lời Stuart Miller, người phụ trách cơ quan chống doping của ITF.
Mike Bryan hoàn toàn ủng hộ việc tăng cường kiểm tra doping. "Chúng ta cần phải loại trừ việc sử dụng chất kích thích. Điều đó giúp cho môn quần vợt giữ được thanh danh. Nếu Bob sử dụng doping, tôi cũng ngại ngần đề nghị cấm thi đấu cậu ấy", tay vợt người Mỹ phát biểu.
Trong khi đó, tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic lại có quan điểm hơi khác. Anh nói: "Tôi không phản đối việc kiểm tra doping thường xuyên. Tuy nhiên, người ta cần có cái nhìn khác về các tay vợt chuyên nghiệp. Để chuấn bị cho mỗi giải đấu, chúng tôi đều phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng mọi mặt.
Sau mỗi trận đấu kéo dài 5 giờ, có nhiều cách để hồi phục. Mỗi người có một ý kiến về việc này. Tuy nhiên, tôi khẳng định tất cả những gì tôi làm đều hợp lệ".
Khánh Uyên
Bình luận (0)