Sập cầu Ghềnh: Ghe tàu chở cát, đá kẹt cứng trên sông Đồng Nai

22/03/2016 10:55 GMT+7

Ngày 21.3, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3, cho biết lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa tạm thời tuyến đường thủy trên sông Đồng Nai (đoạn qua Cầu Ghềnh) để phục vụ công tác điều tra.

Ngày 21.3, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3, cho biết lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa tạm thời tuyến đường thủy trên sông Đồng Nai (đoạn qua Cầu Ghềnh) để phục vụ công tác điều tra.

Ghe, sà lan chở cát, đá đang phải “án binh động” trên sông Đồng Nai - Ảnh: Đức NguyễnGhe, sà lan chở cát, đá đang phải “án binh động” trên sông Đồng Nai - Ảnh: Đức Nguyễn
Do tuyến đường sông độc đạo duy nhất bị phong tỏa, nhiều phương tiện ghe, tàu, sà lan chở cát, đá, vật liệu xây dựng bị kẹt lại và nằm chờ về phía thượng lưu sông Đồng Nai.
Khác với không khí sôi động như thường lệ, tại các bến thủy nội địa và cơ sở kinh doanh cát, đá, vật liệu xây dựng (VLXD) nằm dọc sông Đồng Nai thuộc địa bàn các xã Hóa An, Tân Hạnh (TP.Biên Hòa), nhiều xáng cạp, xe múc, xe tải, sà lan chở cát, đá đóng cửa, “án binh bất động”. Anh Nguyễn Đức, chủ cơ sở VLXD T.C (xã Hóa An) thở dài cho biết từ trưa 20.3, sau khi vụ sập Cầu Ghềnh xảy ra, ghe tàu chở VLXD của cơ sở anh ngưng xuất bến.
“Hiện tại chúng tôi chỉ cung ứng đơn hàng vận chuyển nhỏ lẻ xe tải bằng qua đường bộ, còn đường sông thì đang phải chờ”, anh Đức nói.
Ông Lê Hoàng Danh (47 tuổi, ngụ Bến Tre) người hơn 20 năm chuyên chở thuê VLXD trên sông Đồng Nai, cho biết ông đi ghe nổi (ghe không) từ Bến Tre về TP.Biên Hòa để chở đá về phân phối cho các vựa VLXD ở miền Tây. Ông Danh cho biết với việc ghe phải “nằm bờ” như hiện tại thì mỗi ngày ông thiệt hại bình quân khoảng 1 triệu đồng/ngày.
Vừa nói vừa chỉ ra khúc sông dày đặc ghe tàu chở cát, đá đang nằm chờ, ông Danh cho biết do hôm nay mới là ngày đầu tuần nên nhiều ghe, sà lan từ mỏ đá Thiện Tân vẫn chưa xuống. “Vài ngày nữa nếu chưa thông tuyến được thì khúc sông này sẽ kẹt cứng. Chúng tôi cứ phải nghe ngóng tình hình hàng giờ, khi nào có lệnh mới được đi”, ông Danh nói.
Xe tải, máy xúc cũng “án binh bất động”- Ảnh: Đức NguyễnXe tải, máy xúc cũng “án binh bất động”- Ảnh: Đức Nguyễn
Ông Trần Tuấn Anh, phụ trách kinh doanh Công ty CP kinh doanh và sản xuất VLXD Biên Hòa, cho biết công ty đã nhận được lệnh không cho sà lan “ăn” hàng. Theo ông Tuấn Anh, mỗi ngày công ty xuất bến khoảng 5-6 sà lan (mỗi sà lan vận chuyển ít nhất 500-600 tấn cát, đá các loại, nhiều thì từ 1.200-1.300 tấn) đi các tỉnh miền Tây. Do Cầu Ghềnh bị sập nên anh em sản xuất đang phải tạm nghỉ, lau chùi phương tiện và nằm chờ.
Trả lời Thanh Niên, ông Mai Thành Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hạnh, cho biết trên địa bàn xã hiện có gần 20 bến thủy nội địa chuyên kinh doanh cát, đá, VLXD. Sự cố sập Cầu Ghềnh ngày 20.3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại của các phương tiện giao thông đường thủy trên sông Đồng Nai. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì địa phương vẫn chưa nhận được bất cứ thông báo bằng văn bản nào của cơ quan chức năng để khuyến cáo bà con về việc đi lại trên sông.
“Tuy nhiên địa phương cũng đã có phương án đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến đường sông qua địa bàn xã. Chúng tôi nghĩ khoảng vài ba ngày nữa là có thể thông tuyến”, ông Phương nhận định.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.