Môi trường an ninh xấu đi đồng nghĩa “nhiều nước muốn mua thêm vũ khí”. |
afp |
Hãng tin AFP dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới ở Stockholm (SIPRI, Thụy Điển) cho thấy nhóm 100 công ty vũ khí hàng đầu thế giới thu về tổng cộng 592 tỉ USD tiền bán vũ khí và dịch vụ quân sự trong năm 2021, tăng 1,8% so với năm trước đó.
Tuy nhiên, cùng lúc mức độ tăng trưởng của ngành mua bán vũ khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chuỗi cung ứng gián đoạn trên diện rộng.
“Ảnh hưởng kéo dài của đại dịch bắt đầu thể hiện thông qua các nhà thầu quân sự”, AFP dẫn lời tiến sĩ Nan Tian, nhà nghiên cứu kỳ cựu của SIPRI.
Tình trạng gián đoạn do thiếu nhân lực và những trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn vật liệu thô đang ngày càng gây thêm trì trệ cho năng lực sản xuất vũ khí và giao hàng đúng hạn.
Sắp đến thời có tiền cũng khó mua vũ khí? |
Chiến sự ở Ukraine cũng được dự kiến sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề chuỗi cung ứng, do Nga là nhà cung cấp chính các vật liệu thô dùng trong sản xuất vũ khí”, theo các tác giả báo cáo.
Bên cạnh đó, xung đột cùng lúc cũng gia tăng nhu cầu vũ khí, và tiến sĩ Tian chắc chắn nhu cầu sẽ tăng trong những năm sắp tới.
Tiến sĩ Tian đưa ra hai yếu tố có thể thúc đẩy xu hướng mua vũ khí. Thứ nhất, những nước gửi vũ khí cho Ukraine sẽ phải tìm cách bổ sung nguồn hao hụt.
Thứ hai, môi trường an ninh xấu đi đồng nghĩa “các nước đang tìm cách sở hữu nhiều vũ khí hơn trước”.
Với nguồn cung vật liệu thô dự kiến sẽ còn gián đoạn hơn nữa trong tương lai, các nước sẽ không dễ hoàn thành mục tiêu mua vũ khí mới.
Hiện các nhà thầu Mỹ tiếp tục thống trị hoạt động sản xuất vũ khí toàn cầu, thu về 299 tỉ USD, tức hơn 50% doanh thu cả năm 2021. Các công ty cũng góp 40 cái tên trong danh sách 100 nhà thầu hàng đầu thế giới.
Trong khi đó, doanh thu đến từ 8 công ty vũ khí lớn nhất của Trung Quốc gia tăng 6,3% lên 109 tỉ USD trong năm 2021.
Ngành công nghiệp vũ khí Đông Âu 'tấp nập trở lại' nhờ cuộc xung đột ở Ukraine |
Bình luận (0)