Sau 3 ngày mắc tay chân miệng, bé trai 17 tháng phải lọc máu

Lê Cầm
Lê Cầm
08/06/2023 11:19 GMT+7

Bé trai N.T. Đ (17 tháng, ở Đồng Tháp) sốt buồn nôn, ói, nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay chân, nhập viện được bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng thể nặng.

Sáng 8.6, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết sau 2 ngày điều trị, tình trạng trẻ có cải thiện, bớt sốt, nhịp tim giảm còn 136-140 lần/phút, huyết động ổn định, được tiếp tục theo dõi điều trị tích cực.

Khai thác bệnh sử ghi nhận trong 3 ngày đầu trẻ sốt buồn nôn, ói, nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay chân. Trong ngày thứ 3, trẻ sốt giật mình chới với, trợn mắt run chi nên nhập viện bệnh viện địa phương. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3, điều trị theo phác đồ tình trạng không cải thiện nên chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).

3 bệnh nhân tay chân miệng tử vong

Sau khi tiếp nhận, trẻ biểu hiện lơ mơ, nhịp tim hơn 200 lần/phút, sốt cao liên tục, được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4. Xét nghiệm thấy men tim tăng cao, men gan tăng nhẹ, toan chuyển hóa nặng,

Bác sĩ xử trí đặt nội khí quản giúp thở, chống sốc với dịch truyền vận mạch, truyền thuốc điều hòa miễn dịch, an thần, hạ sốt tích cực, tình trạng không cải thiện nên ê kíp tiến hành lọc máu liên tục.

Bé trai 17 tháng phải lọc máu sau 3 ngày mắc tay chân miệng - Ảnh 1.

Trẻ trong quá trình điều trị lọc máu tại bệnh viện

M.T

Bác sĩ Tiến cho biết, xét nghiệm PCR phết họng trực tràng cho kết quả trẻ nhiễm virus tay chân miệng chủng EV7. Đây là chủng virus từng ra nhiều trường hợp bệnh tay chân miệng nặng và tử vong trong năm 2011, sau đó là 2018.

Do đó bác sĩ Tiến lưu ý phụ huynh cần chú ý khi thấy trẻ có biểu hiện sốt khó hạ, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng... Trong sinh hoạt, cần chú ý cho trẻ ăn uống sạch, ở sạch, giữ bàn tay và chơi đồ chơi sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.

Xem nhanh 12h ngày 8.6: Tin tức thời sự toàn cảnh


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.