• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Sáu bước tiết kiệm để mua nhà trả góp

06/04/2016 08:05 GMT+7

Hiện nay, xu hướng chia ra hai trường phái: Một số người đi làm, ở nhà thuê, tích góp cả đời mới mua được một căn nhà, ở được một vài năm rồi mất. Một số khác đi làm vài năm, để dành được một khoản tiền nhỏ, mua nhà trả góp rồi trả nợ đến gần hết đời. Cái nào cũng có mặt tốt mặt xấu, tuy nhiên, mua nhà trả góp đang là xu hướng được nhiều người trẻ lựa chọn.

Bài: Huyền Phạm

 

Thông thường, với những căn hộ hoặc nhà dưới 1 tỷ, bạn chỉ cần có trong tay khoảng 200-300 triệu. Phần còn lại có thể vay ngân hàng và trả góp hàng tháng trong 10-15-20 năm. Tùy theo giá trị ngôi nhà mà số tiền góp sẽ dao động từ 3 - 7 triệu/tháng. Với những người có công việc ổn định thì số tiền này không phải là quá sức. Tuy nhiên, bạn cũng cần lên kế hoạch tiết kiệm hàng tháng để không quá chật vật trong chi tiêu. Nếu bạn đang có ý định mua nhà trả góp theo hướng này, bạn có thể tham khảo 6 gợi ý tiết kiệm tiền dưới đây:

 

An-gia-phu-quy-c8a2a

 

 

1. Nấu ăn tại nhà thay vì cơm tiệm

 Nấu ăn tại nhà không chỉ an toàn mà còn giúp bạn để dành được một khoản kha khá. Khi tự nấu ăn, bạn có thể tận dụng lại rau, củ, đồ ăn dư cho bữa sau hoặc nấu thức ăn cho 1 - 2 ngày để ăn dần. Số tiền tích lũy mỗi ngày không nhiều nhưng gom góp lại cũng giúp bạn được đáng kể đấy.

 

2. Mua bảo hiểm tai nạn/sức khỏe

Đã qua rồi thời bảo hiểm chỉ để dành cho nhà giàu. Càng không có nhiều tiền, bạn càng cần mua bảo hiểm cho mình. Nếu công ty chỉ mua cho bạn loại BHYT thông thường, bạn có thể bỏ ra thêm một vài triệu để mua BHYT tư nhân với mệnh giá bảo hiểm cao hơn và bảo lãnh được nhiều bệnh viện hơn. Đừng nghĩ khoản tiền này lãng phí. Nếu không phải dùng đến bảo hiểm, thì bạn thật may mắn vì đã luôn khỏe mạnh. Còn nếu chẳng may có tai nạn gì, thì bạn cũng không cần phải tiêu lố vào khoản tiết kiệm vì đã có bảo hiểm thanh toán.

 

co-nen-mua-chung-cu-tra-gop

 

3. Đánh lừa tư duy

Nếu mỗi tháng tiết kiệm 6 triệu nghe có vẻ quá sức với bạn, bạn có thể thử thay đổi bằng cách mua 1 con heo đất và mỗi ngày cất vào đấy 200 ngàn. Chia nhỏ số tiền ra sẽ giúp bạn tiết kiệm dễ dàng hơn. 

 

4. Mở tài khoản tiết kiệm

Bạn cũng có thể tiết kiệm bằng cách mở một tài khoản tiết kiệm. Cứ đúng ngày đáo hạn hàng tháng, gửi vào đấy một khoản tiền và không được rút ra. Sau đó, với số tiền còn lại, bạn sẽ phải chi tiêu làm sao cho hợp lý để không thiếu trước hụt sau.

 

Nen-su-dung-von-nhan-roi-de-mua-hay-thue-chung-cu-1

 

5. Ghi lại những khoản chi tiêu

Thay vì thích cái gì mua đấy như trước đây, bạn có thể tập ghi ra những thứ mình đã chi tiêu trong ngày để kiểm soát nguồn tiền ra như thế nào. Có thể, bạn sẽ phát hiện ra hôm nay mình đã mua quá nhiều mỹ phẩm hoặc đang còn dư quá nhiều quần áo.

 

6. Dọn dẹp lại tủ đồ trước khi đi mua sắm

Nghe có vẻ đơn giản nhưng việc dọn dẹp tủ đồ, bàn trang điểm lại vô cùng hữu ích. Đôi khi bạn phát hiện ra một chiếc đầm đã không mặc từ lâu gần giống với chiếc bạn dự định sẽ mua. Hoặc trong khi lau chùi bàn trang điểm bạn lại thấy một thỏi son nằm ở góc nào đấy… Không nên lãng phí quá nhiều tiền cho mỹ phẩm và quần áo. Bạn có thể đợi đợt giảm giá vào những ngày lễ để tranh thủ mua sắm cho nguyên năm. Quần áo dễ bị lỗi mốt vì thế không nhất thiết phải mua thật nhiều một lúc. Mỹ phẩm cũng có hạn dùng, nên bạn chỉ nên mua vừa đủ dùng để tránh lãng phí.

file.454070

 

 

 

 

 

Top
Top