Sau chuyện chị ve chai nhận 5 triệu yen

04/06/2015 08:38 GMT+7

Vậy là cậu chuyện chị ve chai đã kết thúc có hậu, đúng với mong đợi của hầu hết những người theo dõi sự việc trong thời gian qua: Công An Quận Tân Bình đã làm thủ tục chi trả 5 triệu yen cho chị.

Vậy là câu chuyện chị ve chai đã kết thúc có hậu, đúng với mong đợi của hầu hết những người theo dõi sự việc trong thời gian qua: Công An Quận Tân Bình đã làm thủ tục chi trả 5 triệu yen cho chị. 

Câu chuyện 'cổ tích thời hiện đại' về sự thật thà của một phụ nữ nghèo hành nghề lượm ve chai, vô tình nhặt được 5 triệu yen và giao cho công an để tìm người đánh mất đã có cái kết đẹpCâu chuyện "cổ tích thời hiện đại" về sự thật thà của một phụ nữ nghèo hành nghề lượm ve chai, vô tình nhặt được 5 triệu yen và giao cho công an để tìm người đánh mất đã có cái kết đẹp - Ảnh: Độc Lập
Một người lao động nghèo có lòng ngay thẳng, tử tế đã được cơ quan chức năng cư xử rất đẹp, và số tiền chị Hồng nhận được có thể đổi đời, dù chị bày tỏ ý định vẫn tiếp tục nghề ve chai. 
Do câu chuyện thu hút sự quan tâm của hàng triệu người nên vấn đề đặt ra là từ việc này, làm sao nhân rộng được hành động trung thực của đông đảo người dân trong xã hội khi nhặt của rơi và thống nhất cách cư xử đẹp của hệ thống các cơ quan chức năng trong cả nước với người dân có lòng tử tế .
Trước hết, xin nói thẳng ra: nếu sau một năm không xác định được chủ sở hữu số tiền 5 triệu yen này và Công an Tân Bình đem sung vào công quỹ như ý kiến của tiến sĩ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, nói trên báo Dân Trí thì tôi có thể dự đoán rằng lần sau nếu nhặt được của rơi thì sẽ hiếm có người trình báo với cơ quan công an như chị ve chai đã làm, mà sẽ giữ lại luôn, trong đó có tôi.
Vậy, cách xử lý vấn đề của Công an quận Tân Bình trong vụ này có tác dụng quyết định trong việc khuyến khích người dân làm điều tốt. Khuyến khích sự tử tế, lòng trung thực trong xã hội chúng ta cũng là chính là đòi hỏi của pháp luật. Nhưng người dân sẽ đặt câu hỏi: Nếu sự việc diễn ra ở các tỉnh, thành khác, thậm chí ở các quận khác của thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ được cơ quan công an địa phương xử lý như thế nào? Chưa ai giải đáp được câu hỏi này khi mà quá nhiều ý kiến trái ngược nhau về thẩm quyền xử lý và cách xử lý từ chuyện 5 triệu yen chị ve chai nộp công an và người dân cũng từng biết quá nhiều vụ việc bản chất hoàn toàn giống nhau nhưng cơ quan chức năng ở mỗi địa phương giải quyết rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vậy, nên chăng ngành công an xem cách xử lý của Công an quận Tân Bình là tiền lệ rất tốt, như án lệ trong ngành tòa án ở nhiều nước, và thống nhất đó là cách xử lý của toàn ngành trong những tình huống tương tự, đồng thời thông báo rộng rãi cho nhân dân biết chủ trương này thông qua báo chí.
Bên cạnh những vật, tiền nhặt được có giá trị cần báo công an, các báo cần có mục rao vặt NHẶT CỦA RƠI như nhiều nước văn minh đã làm từ lâu (báo giấy và báo mạng ) và nên miễn phí để khi người đi đường nhặt được vật gì và họ không thể nào tìm được chủ thì họ đăng thông tin trên báo. Và khi có mục NHẶT CỦA RƠI này thì những ai đánh mất tài sản có thể theo dõi với hy vọng tìm lại được vật của mình. Trong một xã hội mà người nhặt của rơi tìm mọi cách để thông báo cho người bị mất trên các phương tiên thông tin đại chúng để trả lại chủ là hình ảnh đẹp của một dân tộc, một đất nước, nói lên nhân cách công dân và chúng ta cần hết sức vun đắp cho hành động đó.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.