Sâu kháng thuốc - nỗi lo của bà con nông dân trồng lúa

Sâu kháng thuốc - nỗi lo của bà con nông dân trồng lúa

17/01/2023 19:00 GMT+7

Bên cạnh việc chuẩn bị cho một cái tết an vui thì tết cũng là giai đoạn không ít bà con phải đau đầu với các giải pháp phòng trừ sâu hại đang ngày càng phổ biến.

Sâu hại kháng thuốc đang dần trở thành nỗi ám ảnh thường trực của bà con trồng lúa

Đau đầu với tình trạng sâu bệnh kháng thuốc

Theo thống kê của Cục bảo vệ thực vật, tính đến nay hơn 300 loài sâu hại kháng thuốc bảo vệ thực vật qua nhiều cơ chế khác nhau. Trong đó, tính kháng hóa chất chịu tác động của các yếu tố như độ tuổi, mùa vụ, thời tiết, tần số tiếp xúc hóa chất, mật độ quần thể, độ độc và cách gây độc của hóa chất.

Tính kháng thuốc của sâu hại là khả năng chúng chống chịu được một lượng thuốc lớn hơn lượng thuốc sử dụng ban đầu, do thuốc được sử dụng thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần. Đáng chú ý khi khả năng này có thể di truyền cho đời sau kể cả khi cá thể của đời sau ngay khi chào đời, một hình thức tiến hóa của tự nhiên. Tình trạng sâu hại kháng thuốc ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và canh tác nông nghiệp, khiến cho bà con càng ngày càng phải sử dụng một lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn hơn, vừa tốn kém chi phí, vừa ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Các loại sâu hại kháng thuốc ngày một đa dạng hơn cũng khiến bà con rất khó kiểm soát dịch hại trên đồng ruộng, kéo theo những thiệt hại lớn cho mùa màng.

Sâu cuốn lá dần trở thành nỗi lo âu chính của bà con

Đặc biệt trong số các loại sâu hại kháng thuốc, với bà con nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như cả nước nói chung thì sâu cuốn lá chính là đối tượng gây hại phổ biến và là nỗi lo chính của bà con trong giai đoạn này.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, hiện bà con phun thuốc khoảng 6-8 lần mỗi vụ lúa và tần suất này có thể còn dày đặc hơn khi tình trạng sâu hại kháng thuốc ngày càng tăng.

Sâu cuốn lá - nỗi lo của bà con nông dân trồng lúa

Sâu cuốn lá là loại sâu hại lúa gây hậu quả cực nghiêm trọng trên cây lúa, chúng gây hại ngay từ khi cây lúa mới đẻ nhánh tới khi lúa trổ chín. Chúng thường sản sinh và bùng phát mạnh vào thời điểm khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao. Sâu cuốn lá có vòng đời khoảng 30-35 ngày, thường phát sinh 6-7 lứa mỗi năm và gây hại lúa nặng nhất trong vụ mùa.

Cơ chế gây hại khá đơn giản, sâu cạp phần nhu mô lá, để lại lớp biểu bì trắng dọc theo gân lá. Sau đó, sâu cuốn lá lúa thành dạng ống và trú ngụ bên trong. Lúc này, lúa bị gây hại nặng từ giai đoạn đòng trổ về sau có thể ảnh hưởng đến năng suất do sâu cuốn lá làm giảm khả năng quang hợp, tăng tỉ lệ hạt lép.

Giải pháp nào khi sâu cuốn lá cũng dần kháng thuốc?

Sâu cuốn lá nằm trong số các loại sâu gây hại nặng nề và đang dần kháng thuốc

Qua nhiều năm, tính kháng thuốc của sâu hình thành do tích lũy và di truyền gen kháng thuốc qua nhiều thế hệ, bên cạnh nguyên nhân chính là do chưa áp dụng giải pháp quản lý tính kháng thuốc một cách đúng đắn như phun sớm và đảm bảo liều lượng hoặc luân phiên các hoạt chất thuốc để đa dạng hóa cơ chế tác động lên sâu cuốn lá, thì có thể kể đến yếu tố quan trọng nhất là thiếu sự đầu tư công nghệ mới để tạo ra cơ chế tác động mạnh mẽ lên sâu cuốn lá theo những hình thức mới, tạo kẽ hở cho sự tiến hóa tự nhiên của sâu hại hàng đầu trên ruộng lúa này.

Nếu tiếp tục để tình trạng kháng thuốc kéo dài và không có các biện pháp khắc phục, sẽ dẫn đến xu hướng gia tăng tính kháng thuốc và gây thiệt hại nặng nề hơn tới năng suất vụ mùa của bà con nông dân. Đã đến lúc bà con cần có một lựa chọn mới với công nghệ tiên tiến hơn và cơ chế tác động đột phá nhằm công phá tính kháng của sâu cuốn lá hại lúa.

Công ty Syngenta Việt Nam là công ty dẫn đầu trong ngành thuốc bảo vệ thực vật trong đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và luôn là công ty tiên phong đưa ra những phát kiến, giải pháp và sản phẩm mới ra thị trường với mục đích giúp người nông dân an tâm hơn trong việc bảo vệ mùa màng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Giải pháp đột phá mà công ty Syngenta đang hướng tới và dự kiến sẽ ra mắt trong thời gian sắp tới là công nghệ Plinazolin®.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.