Về pháp lý, việc vũ trang cho lực lượng chống chính phủ ở Libya không còn là vận dụng mà trở thành lạm dụng Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ và không phù hợp với lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya. Trên thực tế, đó là cách thức tiến hành chiến tranh mới của Pháp, cụ thể là vừa trực tiếp không kích vừa tiến hành chiến tranh thông qua tay kẻ khác để lật đổ chính quyền của ông Muammar Gaddafi. Sự phản đối của nhiều bên, đặc biệt là Liên minh châu Phi, xuất phát từ lo ngại sâu sắc về khả năng hành động này của Pháp mới là khởi đầu và sẽ tạo tiền lệ tiếp tục lạm dụng nghị quyết nói trên của LHQ. Lịch sử châu Phi đã chứng kiến không ít lần can thiệp của các đối tác bên ngoài, trong đó có Pháp, mang lại hậu quả là tăng nguy cơ nội chiến và ly khai, chia cắt và cát cứ, vũ khí lọt vào tay lực lượng khủng bố...
Hành động của Pháp cũng không tách rời một số diễn biến khác, chẳng hạn như việc tòa án của LHQ phát lệnh bắt ông Gaddafi và việc Đức để NATO sử dụng cơ sở sản xuất và công nghệ của mình để cung cấp thiết bị chiến tranh chiến trường Libya. Pháp đặc biệt sốt sắng vì diễn biến lâu nay không như mong đợi và nếu cứ tiếp tục thì thời gian ủng hộ ông Gaddafi chứ không phải phương Tây.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)