Vật vã vì nắng nóng
Tình trạng nắng nóng gay gắt tại TP.HCM gần đây đang khiến người dân phải “vật vã” chống chọi. Tại các bệnh viện, những trường hợp say nắng từ nhẹ đến biến chứng nặng hơn xuất hiện ngày càng nhiều. Có đến 80% những người phơi nắng ngoài đường bị say nắng nhưng không biết. Vì khi cảm thấy nóng, ra mồ hôi hay chóng mặt thì đã tự tìm chỗ mát, có máy lạnh để trú hoặc uống nước. Những cách này vô tình đúng với các bước sơ cứu của say nắng nên không ai nghĩ mình đang bị say nắng. Đặc biệt đối với những người bắt buộc phải làm việc lâu ngoài nắng thì càng nguy hiểm hơn vì họ dễ bị say nắng nặng hơn và dẫn tới biến chứng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia y tế, say nắng hay say nóng là một hội chứng đặc biệt, xảy ra khi có đủ 2 điều kiện: ở trong môi trường có nhiệt độ cao trong thời gian kéo dài và kèm theo tình trạng mất nước toàn thân nghiêm trọng. Cơ thể con người có cơ chế điều hòa nhiệt độ giữ cho thân nhiệt ổn định ở mức 37 độ C. Việc mất nước đáng kể làm cho các cơ chế điều hòa này không hiệu quả và trung tâm điều hòa nhiệt bị rối loạn hoạt động. Cơ thể mất khả năng kiểm soát thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng cao, tất cả các cơ quan điều hòa chủ yếu khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nhanh chóng. Thông thường, say nắng/nóng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng đến mức khoảng 40,5 độ C.
tin liên quan
Những gia vị giúp làm mát cơ thể hiệu quả trong mùa nóngDuy trì cơ thể mát mẻ vào mùa nóng còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bị sốc nhiệt.
Ai cũng có thể bị say nắng
Bất cứ ai cũng có thể bị say nắng, nhưng riêng ở một số người nguy cơ này thường rất cao, đó là:
- Trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 4 tuổi, bởi khả năng dự trữ nước trong người quá thấp nên tình trạng mất nước diễn ra nhanh hơn. Mặt khác, trung tâm điều nhiệt ở trẻ giai đoạn này chưa thật ổn định.
- Người già, đặc biệt trên 65 tuổi. Lý do là khi có tuổi, chức năng hô hấp, tuần hoàn thường suy giảm đồng thời trung tâm điều nhiệt cũng dễ bị ảnh hưởng hơn. Mặt khác, người già thường có những bệnh mãn tính đi kèm và hay sử dụng nhiều loại thuốc. Tất cả những yếu tố trên khiến người già kém thích nghi hơn so với người trẻ. Yếu tố nguy cơ còn có thể tăng cao nếu là người cao niên sống đơn độc trong những ngôi nhà không có điều hòa tốt.
- Người mắc một số bệnh (tim, phổi, thận, béo phì, suy dinh dưỡng, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tâm thần, thiếu máu hồng cầu liềm, nghiện rượu, đang bị sốt do bất kỳ nguyên nhân nào ) và đang dùng một số loại thuốc (kháng histamin, thuốc giảm cân, lợi tiểu, an thần, thuốc chống động kinh, các thuốc tim mạch như chặn beta và co mạch, thuốc chống trầm cảm, các chất gây nghiện như cocain methaphetamin).
Theo TS-BS Võ Xuân Quang - Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin (TP.HCM), những biểu hiện của tình trạng say nắng không khó để nhận ra. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ bị những triệu chứng nhẹ thể hiện tình trạng mất sức, mệt mỏi do nóng gây ra, như: khát nước, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, nước tiểu sậm, tim đập nhanh, da tái nhợt, thở nhanh, nôn ói, vọp bẻ, lơ mơ, thay đổi hành vi. Nếu không can thiệp ngay, bệnh tình sẽ diễn tiến nặng, choáng do nóng. Ở giai đoạn sau, thân nhiệt tăng cao hơn 40,5OC, kèm theo hôn mê, co giật và có thể trụy tim mạch.
tin liên quan
Hai lần mất con, mới biết mình bị bệnh lần đầu gặp ở Việt NamBệnh nhân bị hư thai mà không chảy máu như những trường hợp thông thường. Ngay cả, khi mổ bắt con, bệnh nhân cũng không hề bị chảy máu như các sản phụ khác. Ca bệnh hiếm gặp lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam.
Biến chứng nguy hiểm của say nắng
Nếu bệnh nhân bị say nắng mà cấp cứu không kịp thời rất dễ dẫn đến các biến chứng như tụt huyết áp, thủng cơ tim, phù phổi, sặc, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp, hạ đường huyết, tăng uric máu, rối loạn đông máu, chết não. Thậm chí giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể tử vong trong vài phút.
Phòng chống say nắng
Trong điều kiện thời tiết hiện nay, để tránh bị say nắng mọi người cần chú ý các bản tin thời tiết, các dự báo về những đợt nắng nóng để có biện pháp đối phó phù hợp. Đồng thời, khi ra đường nên dùng kem chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Nếu không thật sự cần thiết, có thể hủy các vận động vào ngày nắng nóng hoặc dời đến những thời điểm mát hơn trong ngày. Cũng cần theo dõi màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu sậm màu chứng tỏ đang thiếu nước, cần bổ sung. Tránh dùng cà phê và rượu trước khi vận động vì sẽ làm tăng thêm tình trạng mất nước. Nếu trong nhà không có điều hòa, nên ra ngoài và đến những nơi có điều hòa (siêu thị, nhà sách...) để “tránh nóng”.
tin liên quan
Tôi bị vậy... liệu có bình thường?Mặc dù các công cụ tìm kiếm trên internet không thể thay thế cho một bác sĩ, nhưng đôi khi nó lại rất hữu ích đối với chúng ta, nhất là trong trường hợp 'không biết tỏ bày cùng ai'.
Xử trí khi bị say nắng
Việc cần làm trước tiên khi bị say nắng là giảm thân nhiệt bằng cách: chuyển nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn như nách, bẹn, cổ.
Nếu bệnh nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở cần nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Trong trường hợp co giật phải dùng các thuốc chống co giật, và khi hôn mê phải đặt ống nội khí quản thở máy.
tin liên quan
Những thức uống giúp ngăn ngừa đột quỵ mùa nắng nóngNhiệt và độ ẩm mùa hè có thể mang đến cho chúng ta những vấn đề sức
khỏe tiềm ẩn. Chuột rút do nhiệt, mất nước, kiệt sức và đột quỵ
do nóng là một số bệnh có thể xảy ra.
Bình luận (0)