Phe cầm quyền ở Scotland chủ trương lại thúc đẩy tiến trình đưa nước này ra khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (bao gồm Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland) cho dù đã bị thất bại một lần vào năm 2014.
Lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland Nicola Sturgeon |
reuters |
Trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào năm ấy, 55% cử tri ở xứ Scotland không đồng ý ly khai. Tuy nhiên, hiện tại so với thời điểm năm 2014 thì có 2 khác biệt rất cơ bản khiến cho phe cầm quyền ở Scotland tin tưởng nếu tổ chức trưng cầu dân ý thì kết quả sẽ khác hơn.
Thứ nhất là việc nước Anh ra khỏi EU (Brexit). Trong cuộc trưng cầu dân ý ở Anh hồi năm 2016 về Brexit, hơn 62% cử tri ở Scotland không ủng hộ Brexit, tức là không muốn nước Anh ra khỏi EU. Bây giờ, Brexit là chuyện ván đã đóng thuyền, nên đa số cử tri ở Scotland phải chấp nhận Scotland ở lại thì ở ngoài EU và ra đi thì mới có cơ hội lại được ở trong EU. Thứ hai, những năm qua, Anh thay đổi chính phủ thường xuyên như chưa từng thấy trong lịch sử đảo quốc khiến cho cử tri xứ Scotland không thể không ngán ngẩm về nước Anh.
Từ thực tế trên, Tòa án tối cao và Chính phủ Anh càng phải ngăn cản bởi rủi ro quá lớn và rất thực tế là phe ly khai thắng thế ở Scotland. Phe cầm quyền ở Scotland gặp khó nhưng chắc sẽ không bỏ cuộc mà sẽ tìm kiếm phương cách khác để nuôi vấn đề ly khai.
Bình luận (0)