- Ở dưới biển có nhiều loại cáp, trong đó có cả tuyến cáp do chế độ cũ để lại. Thời gian qua, một số ngư dân cũng như vài tổ chức, đơn vị hoạt động trên biển do thiếu hiểu biết, không phân biệt được đâu là cáp đang sử dụng và đâu là cáp phế thải; ngoài ra vì mục đích kinh tế nên đã khai thác cáp ngầm trái phép. Tình trạng trên xảy ra ở nhiều địa phương với nhiều đối tượng tham gia, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hệ thống cáp quang quốc gia. Theo chúng tôi, đây là dấu hiệu của tội phá hủy công trình, phương tiện thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định tại Điều 231 Bộ luật Hình sự.
* Bộ đội biên phòng - một trong những cơ quan có chức năng quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển đảo - đã có những biện pháp gì để ngăn chặn?
- Thượng tá Nguyễn Đức Phúc: Bộ đội biên phòng nhìn chung đã làm tốt công tác nắm tình hình, triển khai lực lượng, phương tiện tăng cường tuần tra, kiểm soát hành chính kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác trộm cáp ngầm dưới đáy biển, xử lý nghiêm các vụ khai thác, cắt trộm cáp viễn thông dưới biển. Vừa qua Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện và bắt giữ một số tàu khai thác trái phép, tịch thu hàng trăm ngàn ký cáp.
Thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ, các đồn trạm biên phòng đã phối hợp với các lực lượng hiệp đồng và cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành rà soát, thống kê, quản lý chặt chẽ những phương tiện hoạt động trên biển, kiên quyết chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật trên. Những ngày qua, Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa cũng phối hợp với ngành bưu điện tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức và trực tiếp đến từng địa phương, từng tàu thuyền, phát 10.000 tờ thông báo của Tập đoàn bưu chính - viễn thông Việt Nam về việc nghiêm cấm mọi hành vi khai thác cáp ngầm dưới biển để bà con ngư dân biết và nâng cao ý thức bảo vệ an toàn, an ninh thông tin quốc gia.
Tấn Tú - Văn Huệ (thực hiện)
Bình luận (0)