Sẽ có thêm 400 nhà vệ sinh đạt chuẩn cho trường tiểu học

29/11/2011 00:23 GMT+7

“Con thường rất ít đi nhà vệ sinh ở trường, hoặc là mỗi lần đi thì con phải bịt mũi vì... rất là hôi”. “Khi đi học con không dám uống nước nhiều vì sợ đi nhà vệ sinh ở trường”.

“Con thường rất ít đi nhà vệ sinh ở trường, hoặc là mỗi lần đi thì con phải bịt mũi vì... rất là hôi”.  “Khi đi học con không dám uống nước nhiều vì sợ đi nhà vệ sinh ở trường”.

Đó là những lời tâm sự của những học sinh tại một trường tiểu học ở Củ Chi, TP.HCM.

Một thực tế đáng ngạc nhiên

Tại Việt Nam, chỉ có 50% người dân nông thôn và 92% người dân thành thị sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, theo số liệu của chương trình Nước và vệ sinh của Ngân hàng Thế giới 2007. Theo ước tính, mỗi năm trung bình mỗi người dân Việt Nam chịu tổn thất là 9,3 USD trong đó có 3,1 USD dành cho y tế do điều kiện vệ sinh hạn chế gây ra. Số trường hợp tử vong liên quan đến điều kiện vệ sinh hạn chế ở Việt Nam lên đến 5.000 mỗi năm.

 
Mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế do Công ty Unilever tài trợ cho các trường tiểu học sẽ chính thức đi vào hoạt động bắt đầu từ năm nay

Theo bác sĩ Lê Văn Nhân - Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM: “Nhà vệ sinh là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi, từ môi trường ẩm thấp này có thể hình thành các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như vi khuẩn tả, vi khuẩn thương hàn, phó thương hàn cùng các chủng khác của E.Coli. Đặc biệt, những vi khuẩn sống trong bồn cầu nhà vệ sinh cũng là nguồn gốc chủ yếu gây nên bệnh viêm não ở trẻ em”.

Và mối quan tâm của hàng ngàn phụ huynh Việt Nam

“Tôi cũng từng là một đứa học trò, và hơn ai hết tôi hiểu vấn đề nhà vệ sinh trường học như thế nào. Nhưng khi con đi học thì giống như là phó mặc cho trường lớp, thầy cô, phụ huynh chúng tôi còn biết làm gì hơn. Con tôi luôn trong tình trạng, mỗi lần về tới nhà là chạy liền vô nhà vệ sinh. Hỏi ra mới biết, cho dù “mắc” cỡ nào cũng không bao giờ dám đi nhà vệ sinh ở trường…”, chị Lan Thanh, Q.Gò Vấp tâm sự.

“Tôi mà chọn trường cho con thì điều tôi quan tâm nhất là nhà vệ sinh. Vì nhà vệ sinh sạch sẽ thì sức khỏe con tôi mới đảm bảo được”, chị Hiếu Hạnh, Q.Tân Bình chia sẻ.

Hành động thiết thực giải quyết vấn nạn nhà vệ sinh học đường

Công ty Unilever Việt Nam - nhãn hàng VIM vừa qua đã chính thức công bố cam kết cải thiện điều kiện vệ sinh và chương trình hành động tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2016. Chương trình này được thực hiện với sự phối hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm giáo dục hành vi, nhận thức và cải thiện điều kiện vệ sinh cho các trường tiểu học trên toàn quốc trong thời gian 5 năm với tổng trị giá 26 tỉ đồng.

Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Trong điều kiện vệ sinh trường học còn đang rất thiếu thốn, đặc biệt là ở các địa phương vùng sâu vùng xa, việc xây mới những cụm nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn sẽ đóng góp lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh”.

Mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế do Công ty Unilever tài trợ cho các trường tiểu học sẽ chính thức đi vào hoạt động bắt đầu từ năm nay.

Trong chuỗi hoạt động của chương trình, có thể nói, hoạt động thực tế nhất và được phụ huynh, học sinh các trường tiểu học mong chờ nhất chính là việc Công ty Unilever Việt Nam - nhãn hàng VIM sẽ tài trợ xây dựng 400 cụm nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho 400 trường tiểu học, mỗi cụm nhà vệ sinh có quy mô sử dụng cho 1.000 em học sinh.

Cùng chung tay xây dựng môi trường “xanh - sạch - đẹp” cho các mầm non Việt Nam

Với mong muốn các kiến thức về vệ sinh được phổ biến rộng rãi hơn tới các trường học, các gia đình, bên cạnh quyển cẩm nang Mẹ và bé cùng nhau xây dựng môi trường sạch khuẩn thì website www.vesinhtruonghoc.com.vn cũng là một nơi để phụ huynh cập nhật các kiến thức để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Chương trình kêu gọi sự ủng hộ, tham gia của toàn cộng đồng: bằng việc đăng nhập website hoặc gửi tin nhắn “vesinhtruonghoc” đến tổng đài 8222, các phụ huynh có thể chung tay đóng góp vào Quỹ Vệ sinh trường học xây dựng nhà vệ sinh sạch khuẩn cho các em học sinh.

Phương Thanh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.