• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Sẽ đưa 4 tập Từ điển Bách khoa Việt Nam lên Internet

19/10/2005 22:35 GMT+7

Sau tròn 5 tháng chuẩn bị, Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam vừa khai trương website tại địa chỉ www.bachkhoatoanthu.gov.vn. Đây là một lĩnh vực nghiệp vụ hoàn toàn mới đối với cơ quan Hội đồng song lại là một việc làm cần thiết để đưa Từ điển Bách khoa tiếp cận với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu ở nhiều nơi chứ không chỉ ở Việt Nam, đặc biệt là trong thời đại thông tin toàn cầu hiện nay.

 

Giáo sư - Tiến sĩ Hà Học Trạc, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo cho biết: "Bách khoa thư học là một ngành khoa học còn rất mới mẻ ở Việt Nam, mặc dù lịch sử bách khoa toàn thư thế giới đã có từ trên 2.300 năm. Việc biên soạn các bộ Bách khoa toàn thư và Từ điển Bách khoa ở nước ta còn hạn chế so với nhiều quốc gia trên thế giới. 4 tập Từ điển Bách khoa Việt Nam vừa biên soạn xong và xuất bản trọn bộ là bộ Từ điển Bách khoa tổng hợp đầu tiên của nước ta. Mục tiêu và nội dung của website www.bachkhoatoanthu.gov.vn là nhằm xây dựng và phát triển ngành Bách khoa thư học Việt Nam, góp phẩn đẩy mạnh việc biên soạn các loại bách khoa toàn thư và từ điển bách khoa, tổ chức giới thiệu các tri thức văn hóa - khoa học phục vụ việc đổi mới và xây dựng nền kinh tế tri thức". Cả 4 tập  Từ điển Bách khoa Việt Nam sẽ được đưa lên đây tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người có thể tra cứu mà không cần phải mua sách.

 

Điều đặc biệt là ở website này, một diễn đàn được mở ra với những vấn đề được định hướng và cần sự góp ý của dư luận và đông đảo bạn đọc, các trí thức quan tâm đến Bách khoa thư học. Diễn đàn đầu tiên được đề cập đến một đề tài đau đầu các nhà làm từ điển học - ngôn ngữ học lâu nay. Đó là làm quy chuẩn nào về việc phiên chuyển tên riêng nước ngoài sang tiếng Việt, tiến tới thành tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng thống nhất trong cả nước và mọi lĩnh vực hoạt động. Chính GS-TS Hà Học Trạc cũng đang băn khoăn: "Chỉ lấy tên thủ đô Matxcơva của Nga thôi, tôi có thể viết thành 10 cách khác nhau mà mình đã đọc trong sách báo Việt hóa. Vậy viết thế nào thì đúng chuẩn?"... Việc chuẩn hóa ngôn ngữ, thuật ngữ cũng vì thế sẽ được cập nhật, trao đổi tại diễn đàn này. Thông qua đó xây dựng một kho thuật ngữ chuẩn về khoa học và công nghệ.

 

Sắp tới, website và diễn đàn Bách khoa toàn thư này sẽ tiếp tục cùng Ban chỉ đạo công trình biên soạn bộ mới  Bách khoa toàn thư Việt Nam (24 tập)  trong 7 năm bắt đầu từ 2006. Những vấn đề mở đang được trao đổi như phương pháp biên soạn phân chuyển, cách sắp xếp ghép các ngành chuyên môn vào các quyển... Đây là một công trình văn hóa - khoa học lớn đang chờ Thủ tướng phê duyệt.

 

Giáo sư Hà Học Trạc cho biết, 1.200 nhà khoa học đã tham gia tích lũy tri thức cho Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, trong đó có 120 vị không còn kịp nhìn thấy tác phẩm của mình. Trong 4 tập từ điển, không thể khẳng định là không có những lỗi thiếu sót cần được chỉnh lý. Cả Hội đồng quốc gia và 1.200 nhà khoa học của từ điển đang trông đợi nhiều từ diễn đàn trí thức mà họ vừa mở ra trong thời đại công nghệ thông tin.

 

Chu Minh Vũ

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.