Sẽ hết nguồn hỗ trợ thuốc ARV điều trị HIV/AIDS

Theo TS.BS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, hiện nay 95% thuốc kháng vi rút (ARV) để điều trị cho người nhiễm HIV ở Việt Nam do các tổ chức quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nguồn lực này sẽ bị cắt giảm nhanh và chưa có tổ chức nào cam kết hỗ trợ sau năm 2017.

Theo TS.BS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, hiện nay 95% thuốc kháng vi rút (ARV) để điều trị cho người nhiễm HIV ở Việt Nam do các tổ chức quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nguồn lực này sẽ bị cắt giảm nhanh và chưa có tổ chức nào cam kết hỗ trợ sau năm 2017.

Bệnh nhân đăng ký lấy thuốc ARV miễn phí ở bệnh việnBệnh nhân đăng ký lấy thuốc ARV miễn phí ở bệnh viện
Hiệu quả của thuốc ARV
Thuốc kháng vi rút (gọi tắt là ARV) là thuốc ức chế sự phát triển và nhân lên của vi rút. Người nhiễm HIV được điều trị bằng ARV sẽ giảm nguy cơ chuyển sang AIDS, giảm mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và do vậy giảm được nguy cơ tử vong. Điều trị ARV còn giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác bởi một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ HIV lây truyền từ người nhiễm sang người chưa nhiễm là nồng độ HIV trong máu người nhiễm HIV. Nồng độ vi rút trong máu người nhiễm HIV càng cao thì nguy cơ lây truyền HIV sang vợ hay chồng hoặc bạn tình của họ càng lớn. Khi điều trị bằng ARV, lượng vi rút trong máu được kìm hãm ở mức thấp, do vậy làm giảm khả năng lây truyền HIV qua quan hệ tình dục không an toàn. Điều trị bằng ARV cũng đồng thời giúp giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Để được điều trị bền vững
Hiện nay 95% kinh phí mua thuốc kháng vi rút (ARV) để điều trị cho người nhiễm HIV ở Việt Nam là do các tổ chức quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nguồn lực này sẽ bị cắt giảm nhanh và chưa có bất kỳ tổ chức nào cam kết hỗ trợ Việt Nam sau năm 2017. Bộ Y tế đã xác định giải pháp trước mắt trình Chính phủ bổ sung kinh phí nhằm bù đắp sự thiếu hụt kinh phí cho mua thuốc ARV khi các tổ chức quốc tế rút dần tài trợ. Tuy nhiên giải pháp lâu dài và bền vững cho điều trị ARV là thanh toán điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, bao gồm cả tiền thuốc ARV thông qua bảo hiểm y tế. Dự kiến từ 1/6/2016, bảo hiểm y tế sẽ bắt đầu chi trả thuốc ARV cho người nhiễm HIV có thẻ. Do vậy nếu người nhiễm HIV không có thẻ bảo hiểm y tế có thể sẽ không tiếp tục được điều trị bằng thuốc ARV. Khi bệnh nhân không được duy trì điều trị ARV sẽ chuyển sang AIDS và tử vong, hoặc bị kháng thuốc và phải chuyển sang các phác đồ điều trị đắt tiền hơn gấp nhiều lần. Bảo hiểm y tế giúp người nhiễm HIV/AIDS tránh được gánh nặng các chi phí khám, chữa bệnh liên quan đến HIV/AIDS và khám chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.
Chi phí ít, hưởng lợi nhiều
Nếu người nhiễm HIV là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo hợp đồng, bảo hiểm sẽ do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp. Nếu người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo hoặc trẻ em dưới 6 tuổi thì nhà nước hỗ trợ toàn bộ mức đóng mua thẻ bảo hiểm y tế. Nếu người nhiễm HIV là học sinh, sinh viên, hộ cận nghèo được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm. Nếu người nhiễm HIV không thuộc các đối tượng trên thì tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, tức là tất cả thành viên tham gia bảo hiểm y tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Theo quy định hiện hành mức đóng góp toàn bộ khi tham gia bảo hiểm y tế là 4,5% mức lương cơ sở (tương đương khoảng 621.000 đồng/năm). Đây là một số tiền không quá lớn khi so sánh với việc bảo vệ sức khỏe nói chung cũng như việc đảm bảo điều trị ARV liên tục và các chi phí khám chữa các bệnh khác cho người nhiễm HIV.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV, theo quy định hiện nay, nếu người nhiễm HIV đã tham gia bảo hiểm y tế thì vẫn tiếp tục được tham gia bảo hiểm y tế mà không cần phải tham gia theo cả hộ gia đình. Khi người nhiễm HIV/AIDS chuyển điều trị ở tuyến cao hơn thì chỉ cần giấy chuyển tuyến 1 lần và có giá trị sử dụng đến hết năm.
Vì vậy, người nhiễm HIV cần chủ động tham gia bảo hiểm y tế để tự bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mình một cách lâu dài và bền vững.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.