Sẽ tăng mức cho vay hộ gia đình, thương nhân vùng khó khăn lên 100 triệu đồng

Thanh Xuân
Thanh Xuân
04/07/2022 09:10 GMT+7

Dự kiến mức cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và thương nhân tại vùng khó khăn lên 100 triệu đồng và nhiều hơn, thay vì 30 triệu đồng theo quy định cũ.

Thông tin này được đề cập tại dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 31/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định 92/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn mà Bộ Tài chính vừa công bố.

Tăng hạn mức cho vay đối với hộ kinh doanh, thương nhân tại vùng khó khăn

ngọc thắng

Người vay vốn đến 100 triệu đồng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Trong một số trường hợp cụ thể, mức vốn vay của hộ có thể trên 100 triệu đồng, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu đầu tư và khả năng trả nợ của hộ sản xuất, kinh doanh để quy định mức vay cụ thể, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng. Đối với những hộ có nhu cầu vay vốn trên 100 triệu đồng phải đáp ứng điều kiện như có vốn tự có (bao gồm giá vật tư, quyền sử dụng đất, lao động, tiền vốn) tham gia tối thiểu 20% tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh; cam kết thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định. Lãi suất cho vay bằng 0,75%/tháng (giảm so với mức lãi suất hiện là 0,9%/tháng), lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Đối với thương nhân là cá nhân không thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế khoán, mức vốn cho vay là 100 triệu đồng/cá nhân; còn nếu thực hiện chế độ kế toán và kê khai nộp các loại thuế theo quy định thì mức cho vay tối đa 200 triệu đồng. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, mức cho vay vốn tối đa là 1 tỉ đồng. Đối với những khoản vay đến 100 triệu đồng thì không phải thực hiện bảo đảm tiền vay, còn trên 100 triệu đồng phải có bảo đảm tiền vay.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.