SEA Games 32: Ước mơ vươn tới những đỉnh cao

05/05/2023 10:06 GMT+7

SEA Games 32 sẽ khai mạc vào tối nay, nhưng nhiều môn thi của đại hội thể thao lớn nhất khu vực đã khởi tranh được ít ngày. Và người hâm mộ VN đã được hưởng những niềm vui đầu tiên…

1 Thật tự hào khi tại SEA Games 32, một đội tuyển của đoàn VN đã giành HCV sớm trước một vòng đấu, ở một môn thể thao khá phổ biến của nước chủ nhà Campuchia và hoàn toàn xa lạ với chúng ta: cờ ốc. Điều đó nói lên rằng với mỗi kỳ SEA Games, những thay đổi về các môn sao cho có lợi về mặt thành tích của nước chủ nhà chưa chắc đã làm khó được thể thao VN, bởi chúng ta luôn có những chuẩn bị từ trước về tinh thần và về chuyên môn để duy trì vị thế cao tại đại hội thể thao khu vực.

20 năm qua kể từ ngày VN lần đầu đăng cai SEA Games, chúng ta luôn có mặt trong top 3 thành tích toàn đoàn, bất chấp những thách thức và sự cạnh tranh từ các nước khác trong sân chơi vừa tầm này. Duy trì được điều này quả không đơn giản đối với một nền thể thao còn gặp khá nhiều khó khăn như chúng ta.

SEA Games 32: Ước mơ vươn tới những đỉnh cao - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Tâm (phải)

MINH TÂN

Ước mơ vươn tới những đỉnh cao - Ảnh 1.

Võ sĩ boxing Nguyễn Thị Tâm, người được AFP Sport ca ngợi là một trong các VĐV đẳng cấp thế giới, dự SEA Games 32

IBA

Á quân boxing thế giới Nguyễn Thị Tâm phải ép cân ngược để tham dự SEA Games 32

Ở SEA Games 32, đoàn thể thao VN góp mặt với số lượng đông chưa từng có cho một SEA Games ở nước ngoài: 1.002 thành viên, trong đó có hơn 702 VĐV, với mục tiêu vào top 3 toàn đoàn, đoạt được từ 89 - 120 HCV. Đó cũng là một dấu hiệu nữa khẳng định những cam kết của thể thao VN đối với người dân cả nước về mặt thành tích. Nhưng đích xa hơn nữa thực ra không chỉ là những chỉ tiêu ở Đông Nam Á mà hướng đến biển lớn châu lục, và nhanh thôi, năm sau là Thế vận hội Paris 2024, để lá cờ VN tung bay trước năm châu.

2 Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Ủy ban TDTT Nguyễn Hồng Minh - người từng là trưởng đoàn thể thao VN ở rất nhiều kỳ SEA Games trước kia, đã nhấn mạnh rằng chúng ta có thể không nằm trong top 3 toàn đoàn ở bất kỳ SEA Games nào, nhưng "cần đặt mục tiêu đứng đầu hoặc lọt vào nhóm 3 đoàn dẫn đầu ở môn Olympic hoặc ASIAD tại đại hội. Điều đó đóng vai trò hết sức quan trọng và củng cố cho sức mạnh của thể thao nước nhà trên đấu trường châu lục và thế giới".

SEA Games 32: Ước mơ vươn tới những đỉnh cao - Ảnh 3.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang (thứ 3 từ trái sang) tiếp lửa cho đoàn thể thao Việt Nam. Ông vui mừng vì Việt Nam đã sớm có HCV SAE Games 32 môn cờ ốc

BÙI LƯỢNG

SEA Games 32: Ước mơ vươn tới những đỉnh cao - Ảnh 4.

Nguyễn Thị Oanh cũng được AFP ca ngợi

NGỌC DƯƠNG

SEA Games 32: Ước mơ vươn tới những đỉnh cao - Ảnh 5.

Bóng đá Việt Nam đang dần có tiếng nói ở sân chơi quốc tế

NGỌC DƯƠNG

Những VĐV đẳng cấp thế giới nào sẽ tranh tài ở SEA Games 32?

SEA Games 32: Ước mơ vươn tới những đỉnh cao - Ảnh 6.

Đặng Thị Huyền giành HCĐ môn jujitsu

NGỌC DƯƠNG

SEA Games 32: Ước mơ vươn tới những đỉnh cao - Ảnh 7.

Đội jujitsu (trái) giành HCĐ nội dung show đôi nữ

NGỌC DƯƠNG

SEA Games 32: Ước mơ vươn tới những đỉnh cao - Ảnh 8.

HCĐ nội dung duo đôi nam môn jujitsu cũng thuộc về Việt Nam

SEA Games 32: Ước mơ vươn tới những đỉnh cao - Ảnh 9.

Đội bóng chuyền nữ Việt Nam giành chức vô địch Cúp các CLB châu Á trước khi dự SEA Games 32

SEA Games 32: Ước mơ vươn tới những đỉnh cao - Ảnh 10.

Đội bóng đâ nữ Việt Nam ra quân thắng lợi tại SEA Games 32

NGỌC DƯƠNG

Thể thao VN cần vươn ra biển lớn bằng các môn Olympic, bởi chính các môn này mới nâng tầm chúng ta lên cao hơn. SEA Games 32, do đó được nhắm tới không chỉ vì mục tiêu phải giữ top 3 toàn đoàn, mà còn là một cuộc tập dượt quan trọng cho ASIAD vào tháng 9 năm nay, và Olympic Paris vào tháng 8 năm tới. Đối với môn thể thao vua, cái đích cũng không chỉ là những tấm HCV cần bảo vệ, mà xa hơn nữa. Đội tuyển nữ cần một sự chuẩn bị tốt cho World Cup nữ. Đội U.22 với HLV Troussier cũng hướng tới World Cup 2026.

3 Còn một chuyện khác cho tương lai. Một tỷ lệ rất lớn các VĐV Mỹ đoạt huy chương ở Thế vận hội Tokyo 2020 xuất thân từ thể thao đại học chứ không phải ở các "lò" đào tạo thể thao thành tích cao. Đó là một ví dụ điển hình về sự thành công của một nền thể thao hàng đầu thế giới dựa trên sức mạnh của thể thao học đường.

Trên thực tế, ở các nền thể thao lớn và giàu thành tích trên thế giới cũng có một chân đế như thế, khi việc học và tham gia các hoạt động thể thao trong nhà trường cũng như ngoại khóa được coi trọng ngang nhau trong việc phát triển con người. Liệu từ thực tế này chúng ta có suy nghĩ gì về mô hình phát triển trong tương lai từ thể thao học đường trở thành một nguồn cung cấp VĐV chất lượng?

Rõ ràng, để bơi ra biển lớn, thay vì chỉ trong khu vực, cần huy động mọi nguồn lực và cần học hỏi kinh nghiệm của những nước phát triển, cho một chân đế đủ rộng nhằm cung cấp tài năng cho nền thể thao nước nhà. Bao giờ chúng ta làm được như thế? 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.