Theo thống kê thành phần tối đa và tối thiểu nghiên cứu được ở Philippines và Washington, D.C (Mỹ) thì trong 100 gr thịt (phần ruột màu trắng, chiếm 31% toàn bộ trái măng cụt) có chứa 60-63 calories, 0,50 - 0,60 gr chất đạm, 0,1 - 0,6 gr chất béo, 5,0 - 5,1 gr chất xơ, 0,20 - 0,80 mg chất sắt, 14,3 - 15,6 gr tổng carbohydrate, 16,42 - 16,82 gr đường (bao gồm cả đường sucrose, glucose, và fructose), 1,0 - 2,0 mg vitamin C. Ngoài ra, loại trái này còn có chứa vitamin B, canxi, phospho và một số các chất khác nữa.
Vỏ măng cụt được xắt lát, sấy khô, rồi nghiền thành bột trị bệnh kiết lỵ. Tinh dầu trích từ vỏ măng cụt được dùng để chữa bệnh eczema (chàm bội nhiễm) và các rối loạn về da khác. Vỏ măng cụt đem sắc lấy nước uống chữa tiêu chảy, viêm bàng quang, và dùng ngoài da để chữa bệnh lậu, ung nhọt. Ngoài ra, người ta còn dùng lá và vỏ cây măng cụt sắc lấy nước làm thuốc hạ nhiệt, điều trị bệnh tưa miệng ở trẻ em, nấm candida ở phụ nữ và rối loạn đường tiết niệu. Rễ cây măng cụt sắc lấy nước uống giúp điều hòa kinh nguyệt.
Bảo Tâm
Bình luận (0)