Mô hình mang tên Motion control có thể lập trình cho đèn giao thông, hay là điều khiển motor, điều khiển chuyển động… “Những mô hình này để phục vụ cho việc giảng dạy. Tụi em vừa rèn luyện kiến thức, vừa có sản phẩm để sinh viên các khóa sau thử nghiệm”, Bùi Hữu Bình (thành viên nhóm) chia sẻ.
|
|
Nguyễn Hữu Hưng (sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) hào hứng nói: “Em rất thích những sản phẩm công nghệ tiên tiến này, nó thật sự là một trải nghiệm rất mới đối với những đứa sinh viên năm nhất như em. Em vô cùng thích mô hình thuyền không người lái, rồi các phương tiện tự hành dưới nước... Em còn được mấy anh chị đi trước hướng dẫn các cách viết code cho robot làm việc...”.
|
Còn Lê Nhật Duy (sinh viên năm 2 của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cũng rất thích thú khi được trải nghiệm và được xem robot trình diễn, Duy nói: “Em ấn tượng nhất là con robot làm chung với người. Con robot này được lập trình với các chế độ làm việc chung với người, khi ở nhà máy sẽ đặt cảm biến để lúc có người đi vào thì nó tự động bật chế độ có người lên và robot sẽ hoạt động chậm lại để an toàn và nếu có va chạm thì robot sẽ dừng lại để đảm bảo an toàn... Thật sự em rất thích thú với những công nghệ mới này”.
|
Ngày hội do bộ môn Điều khiển tự động, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, phối hợp với Hội Cựu sinh viên Tự động Bách khoa và các doanh nghiệp tự động trên địa bàn TP.HCM tổ chức.
Tại ngày hội, sinh viên đã được trải nghiệm những công nghệ tiên tiến, hiện đại về chuyên ngành điều khiển tự động. Ngoài các gian trưng bày, còn có hoạt động trình diễn robot Black Angel, sản phẩm đã từng vô địch cuộc thi RoboFight 2018 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.
|
|
Bình luận (0)