Sinh viên cử tuyển tốt nghiệp rồi thất nghiệp

22/11/2016 09:39 GMT+7

39 sinh viên ở Gia Lai tốt nghiệp theo hình thức cử tuyển không được bố trí việc làm khiến người được cử tuyển bất bình và gây tốn kém tiền của nhà nước.

Tốt nghiệp Trường ĐH Tây Nguyên chuyên ngành giáo dục thể chất từ hơn 3 năm nay nhưng Nay Xơ Mi (26 tuổi, ở xã Ia Trốc, H.Ia Pa) vẫn chưa được bố trí việc làm. Suốt ngày cô chỉ quanh quẩn với ruộng nương và chăm sóc cậu con trai mới 2 tuổi.
“Em được đi học cử tuyển, sau 1 năm học dự bị và tiếp đó là 4 năm học đại học. Em tốt nghiệp loại khá nhưng chờ mãi chẳng có ai bố trí công việc. Em đã nhiều lần liên hệ các cơ quan chức năng để hỏi thì người ta nói phải chờ. Em không biết phải chờ đến lúc nào nữa. Em không biết kêu ai”, Nay Xơ Mi nói.
Tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Gia Lai từ năm 2011 hệ cử tuyển, Đặng Thị Huệ vẫn chưa một lần được đứng lớp. Huệ kể rằng vì nóng lòng muốn có việc làm nên cô đã cầm hồ sơ lên gõ cửa từ Sở Nội vụ Gia Lai đến cấp huyện, nhưng kết quả nhận được là những cái lắc đầu hoặc hứa hẹn. Trong khi đó, nhiều sinh viên ở Gia Lai theo học chính quy với bằng cấp khá, thậm chí có trình độ thạc sĩ ra trường vẫn chưa có việc làm.

tin liên quan

Để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp kéo dài
Một số người làm trong lĩnh vực nhân sự, giới thiệu việc làm, thậm chí là giảng viên đã có những gợi mở giúp bạn trẻ có thể tự hóa giải bài toán thất nghiệp cho riêng mình sau khi ra trường.
Theo số liệu của Sở Nội vụ Gia Lai, địa phương này đã cử 278 trường hợp theo học hệ cử tuyển từ năm 2009 đến nay để tăng cường nhân lực cho địa phương. Có 147 sinh viên tốt nghiệp được tiếp nhận và bố trí việc làm. Số chưa bố trí được việc làm vẫn đang phải làm những việc trái ngành nghề, tự bươn chải và chờ việc làm trong vô vọng. Còn các ngành chức năng ở Gia Lai vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát về số cử tuyển thất nghiệp này.

tin liên quan

Lãng phí đào tạo cử tuyển: Chính sách đã lỗi thời
Thực tế cho thấy cử tuyển là chính sách đã lỗi thời. Nhà nước cần một chính sách khác thay thế nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, thay vì chỉ lo đào tạo cán bộ, công chức, viên chức như hiện nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.