Thông tin trên ngay lập tức vấp phải sự phản ứng dữ dội từ chính sinh viên, cựu sinh viên ĐH Ngoại thương.
>> Cư dân mạng "dậy sóng" vì bức thư chê bạn trai ít tiền
Bức xúc khi bị “vơ đũa cả nắm”
|
Nguyễn Thị Hồng Nhung, sinh viên năm 2 khoa Kinh tế đối ngoại K49, ĐH Ngoại thương, cho hay bạn hết sức bức xúc khi biết được có nhà tuyển dụng đã đánh giá như vậy về sinh viên Ngoại thương.
Theo Nhung, thật sự có nhiều sinh viên ĐH Ngoại thương ra trường giương cao "khẩu hiệu": "dưới 1.000 USD/tháng, không điều hòa 24/24, không khách sạn 5 sao khi đi công tác, sẽ không làm", nhưng khi đã đòi hỏi vậy, họ hẳn phải có tài.
“Một người có khả năng sẽ lựa chọn công việc tốt nhất”, Nhung nhận định.
Bùi Thị Phương Giang, cựu sinh viên khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương Hà Nội, đang làm việc tại Trung tâm hợp tác nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC), cho biết những nhận xét nói sinh viên Ngoại thương “chảnh”, kiêu ngạo là quá tiêu cực.
Bản thân Giang và bạn bè đã nỗ lực rất nhiều để có thể có sự nghiệp như hiện tại.
Theo Giang, công ty có thông báo trên chỉ là một công ty nhỏ, không đủ làm đại diện cho số đông các doanh nghiệp hiện nay khi nhận xét tính cách của sinh viên trường mình.
|
Vào ĐH Ngoại thương không có nghĩa là hết phấn đấu
Nhiều sinh viên ĐH Ngoại thương đã đồng loạt lên tiếng sau sự việc bị một công ty "chụp mũ" cho rằng kiêu ngạo, chưa cống hiến đã đòi hưởng thụ.
Lê Cao Nguyên, thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2011 cho biết em vẫn đang nỗ lực học tập tại khoa Kế toán.
Hiện tại, khi đã hoàn tất kỳ thi học kỳ 2, Lê Cao Nguyên cùng Đinh Quang Cường (thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2010) và nhiều thủ khoa khác tại Hà Nội hỗ trợ ôn thi cho các thí sinh thi đại học năm nay.
Đào Thị Thủy Vân (tốt nghiệp khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương năm 2012) cho biết trong quá trình học, để tích lũy được nhiều kỹ năng, các sinh viên của trường phải học nhiều giáo trình bằng tiếng nước ngoài.
Mọi người còn đăng ký tham gia nhiều câu lạc bộ, công tác xã hội để hoàn thiện mình.
Bản thân Vân khi là Trưởng ban đối ngoại của ĐH Ngoại thương, bạn đã xin được 805 triệu đồng cho các dự án từ thiện ở miền núi.
“Không thể nói cứ vào được ĐH Ngoại thương chúng tôi đã có tiếng và không cần rèn luyện gì thêm”, Thủy Vân chia sẻ.
Nhiều sinh viên Ngoại thương đã lên Facebook bình luận về việc bị “chê” là hết sức chủ quan, áp đặt.
Nhiều người đồng tình với suy nghĩ của thành viên RockSpirit: Sinh viên Ngoại thương không việc gì phải nóng nảy, giận dữ. Thay vào đó, hãy tự chứng minh bản thân: mình có khả năng, và mình không hề “chảnh”.
Trường tốt, bằng đẹp chưa hẳn đã có việc “ngon” Trong khi nhiều người còn đang tranh cãi có thực sinh viên Ngoại thương “chảnh” hay không, nhiều bạn trẻ đã lên tiếng rằng: trường tốt, bằng đẹp chưa hẳn đã có việc “ngon”. Lê Văn Minh, sinh viên năm cuối ĐH Công nghệ và Quản lý hữu nghị (Hà Nội) cho rằng anh đủ tự tin để khẳng định bản thân từ một trường đại học không danh tiếng. Quan trọng, bản thân phải đủ dũng cảm, thông minh để dấn thân, tự học hỏi. Minh bỏ ngang Đại học Bách khoa Hà Nội để học quản trị kinh doanh theo đam mê của mình. Hiện tại Minh giữ chức Trưởng phòng tổ chức sự kiện của Công ty cổ phần DOF (công ty chuyên tổ chức sự kiện, thiết kế trang web do Minh và các bạn thành lập), thành viên Ban trợ lý Hội Thanh niên Tình nguyện Hà Nội - Hội Liên hiệp Thanh niên TP.Hà Nội, Chủ tịch Câu lạc bộ Kết nối Việt Nam (VCC).
“Nhiều người đinh ninh tốt nghiệp các trường hàng đầu như ĐH Ngoại thương với một tấm bằng đẹp sẽ có một công việc “ngon” với lương hàng ngàn USD - đó là quan niệm sai lầm. Bản thân tôi từng là nhà tuyển dụng cho công ty của mình nên biết nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ chấp nhận người chỉ có một tấm bằng đẹp mà thiếu những kỹ trong cuộc sống. Kỹ năng đó có từ đâu? Nó không ở phòng có điều hòa 24/24, không ở khách sạn 5 sao khi bạn đi công tác, không ở 1.000 USD bạn mong có mỗi tháng, nó có từ chính sự trải nghiệm, cống hiến của tuổi trẻ”, Minh khẳng định. |
Thúy Hằng
>> Đêm "nhạc đỏ" của sinh viên ĐH Ngoại thương
>> Trần Bửu Lâm đăng quang hoa khôi ngoại thương
>> Trường ĐH Ngoại thương có điểm chuẩn rất cao
>> “Sô” sao ngoại - thường thôi!
>> Đại học Ngoại thương (cơ sở 2) đoạt giải nhất cuộc thi tìm hiểu ASEM
Bình luận (0)