Hệ thống tên lửa S-300 của Nga trong một cuộc triển lãm |
chụp màn hình sputnik |
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad vừa đưa ra điều kiện để nước này cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine, trong lúc chiến sự tại Ukraine đã bước sang tuần lễ thứ tư.
“Chúng tôi đã thảo luận với Mỹ, Ukraine và các đồng minh khác về khả năng triển khai, chuyển giao hoặc gửi S-300 cho Ukraine, và chúng tôi sẵn sàng làm điều đó”, Reuters hôm 18.3 dẫn lời Bộ trưởng Nad phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin ở thủ đô Bratislava (Slovakia).
Tuy nhiên, nếu muốn lập tức chuyển giao, Slovakia cần có nguồn thay thế từ NATO, theo ông Nad. Slovakia hiện là thành viên của NATO từ năm 2004.
Mỹ tìm cách cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine |
Về vấn đề này, Bộ trưởng Austin cho biết: “Tôi không có bất kỳ thông báo nào cho các bạn”. Ông Austin cũng từ chối thông tin về khả năng Mỹ có thể sẵn sàng cấp vũ khí mới cho Slovakia. “Rõ ràng đây không phải là vấn đề của Mỹ, mà là của NATO”, theo bộ trưởng Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 16.3 công bố gói viện trợ bổ sung trị giá 800 triệu USD cho Ukraine, trong đó bao gồm các dòng vũ khí có thể đối phó máy bay chiến đấu và xe tăng Nga.
Mặc dù vậy, Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đang muốn tìm kiếm hệ thống phòng không tương tự dòng S-300 mà Slovakia đang sở hữu.
Hệ thống phòng không Patriot của Đức |
afp |
Chia sẻ đường biên giới chung dài 98 km với Ukraine, Slovakia hiện có một khẩu đội S-300 từ thời Liên Xô. Dự kiến Đức và Hà Lan sẽ triển khai hệ thống phòng không Patriot đến Slovakia theo sau tuyên bố mới nhất từ NATO trong việc củng cố binh lực ở cánh đông.
Thế nhưng, Slovakia cho rằng việc triển khai trên vẫn chưa đủ, và hệ thống Patriot cũng không thực sự thuộc quyền sở hữu của nước này để phục vụ cho nhu cầu bảo vệ lãnh thổ.
Bên cạnh đó, Slovakia đang vận hành một phi đội tiêm kích MiG-29, cũng phải phụ thuộc vào dịch vụ bảo trì của Nga.
Ba Lan đề nghị 'tặng' Mỹ Mig-29 để chuyển cho Ukraine, Lầu Năm Góc nói gì? |
“Chúng tôi thảo luận nhiều phương án khác nhau để lấp đầy khoảng trống này nếu chúng tôi quyết định không tiếp tục sử dụng MiG-29”, Bộ trưởng Nad cho biết. Slovakia dự kiến sẽ tiếp nhận tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất từ năm 2024.
Bình luận (0)