|
Trong khi đó, dịch Ebola đã thực sự trở thành mối đe dọa toàn cầu chứ không chỉ trong phạm vi mấy quốc gia Tây Phi. Không có sự tham gia quyết liệt và viện trợ tài chính, kỹ thuật và nhân lực của cộng đồng quốc tế mà lại còn phải nhanh chóng, thiết thực và bài bản thì không thể đẩy lùi và xóa bỏ dịch bệnh này.
So với tổng dân số thế giới thì số nạn nhân cho tới nay của Ebola là rất nhỏ và số quốc gia phải đối phó trực tiếp dịch bệnh cũng không nhiều, nhưng vi rút có thể lây lan rất nhanh chóng. Vậy mà tình trạng hiện nay lại là số ít cần nhưng số đông chưa vội. Ai cũng nhận thấy phải đối phó nhưng xem ra suy tính vẫn theo kiểu nước chưa tới chân thì chưa cần nhảy.
Có thể thấy đa số thành viên LHQ vẫn quan tâm nhiều hơn đến phòng ngừa và đối phó Ebola trong khuôn khổ các quốc gia riêng rẽ. Việc này cũng cần thiết và cấp bách, nhưng rõ ràng là chưa đủ bởi vấn đề đặt ra cho toàn cầu là trị tận gốc và tiêu diệt tận hang ổ dịch bệnh. Muốn làm được thì cộng đồng quốc tế phải hậu thuẫn hết mức và đồng hành đến cùng với các nước châu Phi, số đông phải hành động gấp gáp, quyết liệt và hiệu quả vì trong chuyện này, số ít có thể rất nhanh chóng trở thành số đông.
La Phù
>> EU viện trợ 1 tỷ Euro cho Tây Phi chống dịch Ebola
>> Mỹ điều quân đội hỗ trợ Tây Phi ngăn chặn dịch Ebola
>> Dịch Ebola có thể gây thiệt hại hơn 32 tỉ USD
Bình luận (0)