Năm 2019 có khoảng 57 triệu người mắc chứng sa sút trí tuệ. Các nhà khoa học cho rằng con số mà họ ước tính vào năm 2050 là kết quả của bùng nổ dân số và lão hóa dân số. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ như béo phì, hút thuốc và lượng đường trong máu cao cũng thúc đẩy gia tăng trường hợp mắc sa sút trí tuệ.
Nghiên cứu dự báo số người sa sút trí tuệ sẽ tăng cao nhất ở các khu vực Bắc Phi, Trung Đông và phía đông vùng châu Phi Hạ Sahara. Trong đó, các quốc gia dự kiến ghi nhận mức tăng lớn nhất là Qatar, UAE và Bahrain. Mức tăng thấp là ở các nước có thu nhập cao thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Tây Âu, trong đó Nhật Bản được dự đoán có mức tăng thấp nhất.
Theo các nhà khoa học, có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn 40% trường hợp sa sút trí tuệ nếu loại bỏ 12 yếu tố nguy cơ bao gồm: trình độ học vấn thấp, huyết áp cao, khiếm thính, hút thuốc, béo phì tuổi trung niên, trầm cảm, ít vận động, đái tháo đường, cách ly xã hội, uống nhiều bia rượu, chấn thương đầu và ô nhiễm không khí, theo The Guardian.
Tác giả chính của nghiên cứu, Emma Nichols, nhà khoa học thuộc Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) - Đại học Washington (Mỹ), nhận định trên The Guardian: “Như vậy mỗi quốc gia cần giảm các yếu tố nguy cơ hàng đầu. Cần mở rộng các chương trình giá rẻ hỗ trợ chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao nhiều hơn, vận động bỏ hút thuốc và hỗ trợ để mọi người được tiếp cận giáo dục tốt hơn”.
Bình luận (0)