Tom Clancy's The Divisionlà sản phẩm mới nhất của gã khổng lồ Ubisoft, đồng thời cũng là trò chơi nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhất trong suốt giai đoạn quý 1 của năm 2016. Người khen đến tận mây xanh, kẻ "dìm" không chút thương tiếc, có thể nói khá lâu rồi ngành game mới chứng kiến một sản phẩm nhận phải nhiều đánh giá đa chiều, đa góc độ như The Division.
Tuy nhiên, hầu hết các nhận định này đềuca ngợi The Division ởchất lượng đồ họa xuất sắc của game, đặc biệt là thành phố New York đẹp ma mị dưới lớp áo điêu tàn, tang thương vì vi khuẩn "xanh". Trong một bài viết mới được đăng tải trên Mashable, tác giả gửi đến nhiều hình ảnh do chính anh chụp lại, so sánh những địa danh trong The Vision và "phiên bản hàng thật" ngoài đời.
(Click vào ảnh để phóng to)
Bậc thang TKTS tại Times Square
Trạm bán vé TKTS hiện diện tại Quảng trường Thời đại hơn 35 năm, gắn bó với các vở kịch của sân khấu danh giá Broadway. Địa điểm này không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng, mà là còn là bãi chiến trường để... người nhện đánh nhau với kẻ thù trong bộ phim Amazing Spider-man 2.
Trong The Division, đây là nơi diễn ra một trong những trận "đánh trùm" thuộc chuỗi nhiệm vụ cốt truyện chính.
Tòa nhà Flatiron
Tòa nhà hình tam giác khá độc đáo Flatiron được công nhận là di tích quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1989, đối diện quảng trường Madison. Trong game, tòa nhà được tái hiện gần như y hệt, ngay cả cảnh trí xung quanh cũng được đội ngũ Ubisoft tạo dựng vô cùng chân thật.
Bưu điện Penn Station
Được xây dựng từ năm 1912, Bưu điện Penn Station mang nặng lối kiến trúc cổ điển và gần như không có nhiều thay đổi cho đến tận ngày nay. Tòa nhà này chắc hẳn sẽ được các game thủ The Division nhận ra "trong vài nốt nhạc", vì đây chính là căn cứ chính của người chơi, là điểm tựa để thực hiện chiến dịch cứu lấy thành phố New York.
Times Square
Dĩ nhiên, Quảng trường Thời đại là địa điểm không thể nào vắng mặt trong một tựa game mô phỏng thành phố New York. Tuy không giống ở mức độ 100%, nhưng Quảng trường Thời đại tong The Division vẫn truyền tải được những cảm giác quen thuộc cho người chơi, đây cũng là nơi diễn ra khá nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Một chi tiết đáng chú ý, là bức tượng cố diễn viên gạo cội George M.Cohan ngoài đời thực đã không được tái hiện trong The Division, thay vào đó là một nhân vật hoàn toàn khác. Đây là điểm thú vị dành riêng cho người chơi tự khám phá trong game.
Trung tâm Rockefeller
Hoàn tất vào năm 1939 và được công nhân di tích quốc gia ở thời điểm 1987, Trung tâm Rockefeller là tổ hợp gồm nhiều công trình, trong đó bao gồm những tòa nhà chọc trời được xây dựng bởi gia đình "đại gia dầu mỏ" Rockefeller.
Thư viện Cộng đồng New York
Được thành lập từ năm 1895, Thư viện Cộng đồng New York sở hữu 53 triệu đầu sách và thành phẩm văn hóa, lớn thứ nhì Hoa Kỳ và thứ 4 nếu tỉnh tổng toàn thế giới. Không rõ liệu số sách này có bị đốt cháy bởi phe phái Cleanser hay không , chỉ biết rằng, đây là một trong những địa điểm diễn ra nhiều cuộc đấu súng rất ác liệt trong The Division.
Madison Square Garden
Là địa điểm văn hóa/thể thao rất nổi tiếng của New York, Madison Square Garden là nơi tổ chức của nhiều sự kiên quan trọng trong suốt hàng chục năm qua.
Công viên Bryant
Là địa điểm vui chơi công cộng khá nổi tiếng, Công viên Bryant còn được quy hoạch trở thành sân trượt băng vào mùa đông. Địa danh này được đặt theo tên của nhà thơ tình trứ danh người mỹ William Cullen Bryant.
Bình luận (0)