Đây là một trong những thành phố cổ nhất thế giới liên tục có cư dân sinh sống cho đến tận ngày nay, được mệnh danh là thành phố của thần linh, văn hóa và tôn giáo.
Choáng toàn tập
Thành phố này ai đến lần đầu hẳn sẽ bị choáng toàn tập. Thành phố tràn ngập bụi bặm, ô nhiễm, giao thông thì hỗn loạn với đủ loại xe, trong đó nhiều nhất là xe rickshaw, một loại xe tương tự như xe tuk tuk. Đường phố cực kỳ nhỏ hẹp và đông đúc với nhiều loại phương tiện xe cộ không theo một trật tự nào, chỉ có tiếng còi xe inh ỏi và tiếng mắng chửi. Nhà cửa cũng xây không theo trật tự nào. Hàng quán ở khắp nơi, tràn ra lề đường, người mua kẻ bán mặc kệ chuyện mình đã cản trở giao thông ra sao.
tin liên quan
Sống chậm nơi thiên đường BhutanTrái với sự hình dung ban đầu của tôi về một bờ sông Hằng rộng thênh thang, với những con đường dẫn rộng rãi, hóa ra đến sông Hằng phải đi bộ cả 1, 2 cây số trong những hẻm nhỏ trong khu ổ chuột chật chội, bẩn thỉu, đông đúc rồi từ những hẻm đó dẫn ra bờ sông Hằng.
Nơi thiêu xác người là những bãi đất trống bên bờ sông Hằng, gọi là các ghat. Ghat là danh từ chỉ một chuỗi bậc thang dẫn xuống sông Hằng. Sông Hằng được phân định bởi những bậc thang kéo dài xuống bãi sông. Có lẽ thành phố Varanasi thì ở trên cao, còn sông Hằng ở dưới thấp, nên theo thời gian, người ta đã làm một chuỗi những bậc thang để đến gần sông Hằng hơn.
Thiêng liêng và ô nhiễm
Sau khi đi xuyên qua những hẻm nhỏ, tâm trí chưa hết choáng váng vì vẻ nghèo khổ, ồn ào mà mình chứng kiến, chúng tôi đến ghat lớn nhất ở Varanasi, ghat Manikarnikar, nơi hằng ngày thiêu từ 200 đến 300 xác người. Hẻm thì rất nhỏ, chỉ chừng một mét rưỡi. Tôi điếng hồn nhìn cái xác chết được những người đàn ông khiêng qua sát sạt người mình. Nhưng đó là chuyện thường ngày ở nơi này, ai khiêng xác chết ở trên đường thì cứ khiêng, người ta vẫn cứ đi bộ, buôn bán ồn ào và chẳng ai quan tâm.
tin liên quan
Sikkim - vùng đất yên bình trong mâyTrước khi thiêu, có vài đạo sĩ làm những nghi thức cầu cúng. Một người phụ nữ lớn tuổi, có lẽ là vợ, châm lửa đốt xác chồng. Trên bãi sông, những con bò vẫn cứ đi lang thang bên cạnh những đống lửa thiêu. Không một từ nào có thể diễn tả đủ cảm giác của tôi lúc đó: bàng hoàng, kinh sợ, ngạc nhiên.
Trung bình một xác thiêu thành tro mất 4 - 5 tiếng đồng hồ. Củi dùng là gỗ trầm và đàn hương, vì vậy chi phí rất tốn kém so với thu nhập trung bình của người Ấn Độ, từ 1.500 đến 2.000 USD cho một lễ thiêu xác.
Tour guide địa phương cũng chỉ cho tôi một lò điện nơi chính phủ cho xây dựng để những ai nghèo quá thì thiêu xác bằng điện, song dân Ấn lại chỉ cho những ai bị tai nạn hay tự sát thiêu ở đó, còn thì sống chết gì họ cũng cố tìm cách thiêu xác người thân bằng nghi lễ truyền thống với củi bên bờ sông Hằng.
Người dân Ấn Độ tin rằng sông Hằng là con sông linh thiêng và có khả năng tự thanh lọc hết thảy. Chính vì thế, sau khi thiêu xác xong, tro được thả trôi sông và ngay cách chỗ thả tro chỉ chừng vài chục mét, người ta thản nhiên rửa mặt, súc miệng và tắm rửa. Nhưng thực tế thì sông Hằng ngày càng ô nhiễm khủng khiếp.
Ngay gần chỗ thiêu xác, có một quán nhỏ chật hẹp, bẩn thỉu, ngồi được khoảng hơn 10 người. Quán bán blue lassi, một loại sữa chua trộn trái cây. Người bán hàng là một chàng trai trẻ với những nét rất Ấn. Quán có lẽ rất nổi tiếng vì tôi thấy trên vách dán rất nhiều hình thẻ của những du khách đã từng đến quán này. Có nhiều loại blue lassi trộn với táo, lựu, chuối… hay thập cẩm. Dù ở rất gần ghat thiêu xác lớn nhất, dù có cảm giác ớn lạnh, dù phải chứng kiến quá nhiều xác chết ngay cạnh đó, song ngạc nhiên là tôi vẫn thấy ly blue lassi hôm đó là một món ngon bậc nhất từng được nếm.
Bình luận (0)