‘Soi’ chính sách kinh tế

23/12/2015 05:58 GMT+7

Ngày 22.12, Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) đã tổ chức hội thảo khởi động cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tệ nhất.

Ngày 22.12, Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) đã tổ chức hội thảo khởi động cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tệ nhất.

Nhiều chính sách vẫn còn gây khó cho doanh nghiệp - Ảnh: Diệp Đức MinhNhiều chính sách vẫn còn gây khó cho doanh nghiệp - Ảnh: Diệp Đức Minh
Trong hai năm 2014 - 2015, có hàng ngàn văn bản, chính sách pháp luật (CSPL) về kinh tế được ban hành. Trong số này, có không ít chính sách kinh tế mới rất tiến bộ, cải thiện môi trường đầu tư.
Tiêu chuẩn nước thải cao hơn Nhật 6 - 7 lần
400 - 500 doanh nghiệp tham gia bình chọn
Dự kiến, sẽ có khoảng 400 - 500 hiệp hội DN tham gia cuộc bình chọn trên, chiếm 70%. 30% còn lại sẽ do người dân, báo chí đánh giá (qua website, mạng xã hội, khảo sát). “Chúng tôi dự kiến tháng 1.2016 kết thúc quá trình đề cử, ngày 18.2.2016 sẽ ban hành danh sách 30 chính sách tốt nhất và 30 chính sách dở nhất, cuối tháng 3 sẽ thực hiện bình chọn để cuối tháng 4 công bố. Sau đó, chúng tôi sẽ gửi kết quả này cho các bộ, ngành, cơ quan nhà nước có liên quan”, ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều chính sách bất hợp lý, chỉ nhằm tăng, bảo vệ quyền lực cho một số bộ, ngành. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI lấy ví dụ về Nghị định 60/NĐ-CP (ban hành tháng 6.2014), quy định người đứng đầu cơ sở in phải tốt nghiệp ngành in, có chứng chỉ đào tạo... và cho rằng, những quy định như vậy không có cơ sở thực tế và hạn chế rất nhiều quyền tự chủ kinh doanh. Theo ông Tuấn, thực tế hiện có tới 3.000 doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong ngành in nhưng đa phần các ông chủ DN đó không có bằng cấp nhưng nhiều cơ sở của họ kinh doanh rất tốt, doanh số hàng ngàn tỉ đồng/năm. Hay Thông tư 47/TT của Bộ Tài nguyên - Môi trường ban hành mới đây, quy định chất lượng nước thải ở một số cơ sở sản xuất phải đảm bảo loại A, cao hơn tiêu chuẩn của Thái Lan, Nhật Bản tới 6 - 7 lần... cũng rất bất khả thi.
Để tạo ra một kênh phản biện CSPL mới, hạn chế việc ban hành những quy định vô lý như trên, theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, cơ quan này dự kiến chủ trì chương trình bình chọn CSPL về kinh tế 2 năm/lần để DN và người dân chủ động tham gia giám sát việc ban hành CSPL. “Chúng tôi muốn tạo ra sự liên kết cộng đồng kinh doanh để có tiếng nói chung. Cùng một vấn đề, một hiệp hội nói chưa nghe, 3 hiệp hội nói, cơ quan nhà nước chưa nghe nhưng tất cả các hiệp h̀ội nói, tác động sẽ tốt hơn”, đại diện VCCI nói. Để thực hiện chương trình này, theo ông Đậu Anh Tuấn, VCCI đang xúc tiến xây dựng bộ tiêu chí đánh giá văn bản pháp luật về kinh tế để các hiệp hội DN, các DN, báo chí, người dân… tham gia đánh giá, đề cử. “Chúng tôi không chỉ nêu tên chính sách, còn đưa ra được các căn cứ mà văn bản pháp luật có những điểm dở như thế nào: mâu thuẫn, trái luật pháp trong nước, trái quy định quốc tế... và có khuyến cáo, khuyến nghị để các bộ, ngành tâm phục, khẩu phục”, ông Tuấn nói.
Cụ thể, VCCI dự kiến xác định 10 tiêu chí đánh giá như: tính cần thiết (văn bản đó có thực sự cần ban hành không vì nhiều CSPL hiện nay ban hành không do nhu cầu cấp thiết của đời sống); tính hợp lý, tính thống nhất (có mâu thuẫn, trái Hiến pháp và các đạo luật, trái định hướng cải cách hành chính không); tính khả thi, tính minh bạch... “Chúng tôi cũng phải xem xét các tiêu chí về đánh giá chi phí tuân thủ, nếu DN phải chi phí lớn quá để thực hiện thì đó cũng không phải là chính sách tốt; có đảm bảo quyền tự do kinh doanh, chống nhũng nhiễu không...”, ông Tuấn cho biết.
“Đi tây học về, rồi quên hết”
Đánh giá cao ý tưởng trên của VCCI, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM), cho rằng chương trình này nếu thực hiện tốt sẽ tạo áp lực nhất định để nâng cao chất lượng CSPL... “Cộng đồng DN không nên chỉ ngồi chờ các bộ thay đổi mà cần phải có cách nào đó thúc đẩy”, ông nhấn mạnh. Theo Viện trưởng CIEM, các CSPL kinh tế của VN hiện nay là “tồi nhiều hơn tốt”, luôn lấy quản lý là mục tiêu. Nhưng thực chất quản lý là cái nhà nước áp đặt xuống chứ không phải để phát triển. Theo ông Cung, tư duy kế hoạch hóa tập trung, điều hành theo mệnh lệnh hành chính vẫn đậm nét trong hoạt động của các bộ. “Tư duy các bộ trưởng chưa thay đổi. Nhiều người học ở Anh, Mỹ, Úc... nhưng khi về, dường như họ đã quên hết. Nếu họ quan tâm, hoàn toàn có cửa vận dụng”, ông Cung cho biết.
Chia sẻ câu chuyện của ông Cung, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm soát ban hành văn bản pháp luật Lê Hồng Sơn kể: “Trước đây, khi xử lý việc hàng chục tỉnh ban hành văn bản sai, giám đốc các sở gọi cho tôi nói: nếu tôi không ban hành cái này ra thì tôi mất ghế. Có ông giám đốc sở còn kể khi họp đề xuất không nên ban hành văn bản này thì ông bí thư tỉnh quay lại mắng ngay: “Các tỉnh khác đều ban hành mà anh lại nói ngược chủ trương của tỉnh ủy là thế nào?”... Theo ông Sơn, ban tổ chức chương trình không nên chỉ xem ở một chế định trong một chính sách mà nhiều khi sai từ chủ trương. Có những quy định “cài cắm”, tạo cơ sở cho những chế định sai, được hướng dẫn sau này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.