• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Sỏi thận và các dấu hiệu nhận biết

29/09/2015 04:57 GMT+7

Thống kê về bệnh lý tiết niệu thì sỏi thận chiếm tỷ lệ rất cao. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống sinh hoạt bất hợp lý; do thuốc uống, nhiễm trùng niệu; dị tật bẩm sinh hẹp đường tiểu…

Tôi thường bị đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường xuyên đi tiểu rắt, tiểu buốt. Đây có phải là triệu chứng của bệnh sỏi thận không?

 

Dấu hiệu nhận biết

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến – chuyên khoa Niệu cho biết: Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Để được chữa trị kịp thời, khi gặp các dấu hiệu dưới đây, bệnh nhân nên đi thăm khám chuyên khoa ngay:  đau dữ dội, cơn đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận; tiểu ra máu; một số dấu hiệu gián tiếp người bệnh có thể nhận ra nữa là bị nhiễm trùng tiểu: tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu mủ, tiểu buốt…; người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ…

bigstock-Man-With-Stomachache-60360944

 

Ngoài ra, còn có một dạng biểu hiện khác là “sỏi thận ở thể yên lặng”. Nghĩa là bệnh nhân không hề cảm thấy có một dấu hiệu nào, chỉ khi đi khám, siêu âm định kỳ mới phát hiện ra “sỏi san hô” rất to. Có người, khi phát hiện, thận đã ứ nước độ 3, khiến cho chức năng thận bị suy kém, nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì thận sẽ bị hỏng hoàn toàn chỉ một thời gian ngắn.

 

Các phương pháp điều trị

Để điều trị đạt hiệu quả, trước hết bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết và xác định xem bạn bị sỏi thận loại nào: sỏi oxalate calcium, urat, phosphat magnesium…Phương pháp điều trị cũng tùy thuộc vào vị trí, kích thước của sỏi.

Blausen 0595 KidneyStones

Các phương pháp điều trị sỏi thận hiện nay có: tán sỏi ngoài cơ thể; nội soi ngược dòng hay nội soi qua da; mổ kinh điển áp dụng cho bệnh nhân bị sỏi thận quả to, dạng san hô phức tạp, nhất là khi có kết hợp với nhiễm trùng tạo mủ.

Trường hợp phụ nữ đang mang thai mà bị sỏi thận, cần theo dõi định kỳ thật sát sao, bệnh nhân có thể được uống thuốc, hy hãn lắm mới phải áp dụng điều trị bằng phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

 

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống chỉ áp dụng cho một số loại sỏi khi chúng ta biết rõ bản chất của nó. Bệnh nhân cần phải biết mình bị sỏi gì: sỏi oxalate calcium, urat hay phosphat magnesium, sau đó điều tiết và hạn chế những chất này vào bữa ăn hàng ngày. Chẳng hạn như sỏi oxalate cần hạn chế ăn đồ biển; sỏi urat hạn chế thịt đỏ, sôcôla, sữa…; sỏi phosphat magnesium hạn chế uống nước khoáng, nước có gas…

 

dau-bung-giam-can-nhanh-coi-chung-bi-nam-duong-tieu-hoa

 

Tuy nhiên, dù cho bệnh nhân có áp dụng chế độ ăn uống khắt khe đến mấy, nếu không uống đủ lượng nước trong ngày, sỏi vẫn có khả năng tái phát. Nước rất quan trọng đối với bệnh nhân bị sỏi thận. Nên uống trung bình 2 lít nước sôi để nguội/ngày, tùy theo thời tiết, nếu nắng nóng quá thì uống tăng thêm. Có thể kết hợp uống các loại nước mát thảo dược như râu ngô, nước ép khóm, nước sâm, nước ép rau diếp cá…

Nên ăn lạt, hạn chế tối đa lượng muối vào cơ thể. Tránh ăn các loại dưa muối, món kho, đồ hộp… Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa protein và sỏi thận, nếu ăn nhiều có thể làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân nên tạm ngưng tất cả các loại thuốc, kể cả thực phẩm chức năng, thuốc bổ.

 

 

Top
Top