Theo Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam (SIWRP) mực nước khu vực Kratie (Campuchia) đang trong xu thế giảm mạnh, đến ngày 10.11 đã xuống thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Còn tại Biển Hồ, mực nước cũng xuống nhanh nhưng vẫn còn cao hơn TBNN 0,16m.
Mực nước các trạm khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đang giảm nhanh |
Duy Tân |
Sông Mê Kông: Lũ rút, thủy điện vào mùa xả nước |
Đối với vùng đầu nguồn sông Cửu Long tuần qua, mực nước tại trạm Tân Châu trên sông Tiền giảm với cường suất trung bình 2,7cm/ngày. Mực nước lớn nhất ngày 9.11 đạt 2,63m, thấp hơn TBNN 0,19m. Tương tự tại Châu Đốc, mực nước giảm trung bình 2,2cm/ngày. Mực nước lớn nhất ngày 9.11 đạt 2,59m, thấp hơn 0,03m so với cùng kỳ.
Dù mực nước thượng nguồn giảm nhưng vùng ven biển và vùng giữa vẫn đối mặt với nguy cơ ngập cao. Dự báo mực nước thủy triều tháng 11 cao hơn nhiều so với TBNN và cao hơn đỉnh triều các năm 2021, xấp xỉ năm 2020. Dự báo đỉnh triều vào khoảng 26 - 28.11 sẽ tiếp tục gây ngập ở nhiều địa phương như Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau...
Bản tin của MDN (Dự án giám sát hoạt động của các đập thủy điện sông Mê Kông) có cùng nhận định: Lũ lụt theo mùa tại Biển Hồ đang bắt đầu rút. Dòng chính sông Mê Kông bắt đầu chu kỳ thu hẹp vào mùa khô.
Dữ liệu cho thấy việc các đập thủy điện tích trữ nước đạt đỉnh vào cuối tháng 10, ước tính khoảng 74% dung tích hữu ích tiềm năng của chúng, thấp hơn khoảng 10% so với năm 2021. Vào tuần trước, hệ thống đập trên sông Mê Kông có một đợt xả nước ước tính khoảng 562 triệu m3. Việc xả nước có thể nhận thấy ở các đập Đại Triều Sơn, Nọa Trát Độ, Cảnh Hồng (Trung Quốc), đập Nam Ngum 2 (Lào) và đập Ubol Ratana (Thái Lan).
Bình luận (0)