TNO

Sống tốt hơn với việc khai thác tài nguyên hợp lí tại Tràm Chim

10/04/2014 10:21 GMT+7

Ghé Tràm Chim trong một ngày tháng 3, nước trên đồng đã rút, cánh đồng rạ và bãi cỏ năng bắt đầu mọc lên những mầm non mới, nghe tiếng gọi bầy của đàn chim trong Vườn, mới thấy Tràm Chim hôm nay đã có nhiều đổi thay.

Ghé Tràm Chim trong một ngày tháng 3, nước trên đồng đã rút, cánh đồng rạ và bãi cỏ năng bắt đầu mọc lên những mầm non mới, nghe tiếng gọi bầy của đàn chim trong Vườn, mới thấy Tràm Chim hôm nay đã có nhiều đổi thay.

 
Ông Năm Hồng giữa đồng cỏ năng ở Tràm Chim – nơi sếu đầu đỏ về kiếm ăn từ tháng 1 – tháng 6 hằng năm


Thiên nhiên hoang sơ với cánh rừng tràm ngút ngàn dẫn vào Vườn Quốc Gia với nhiều loài chim quý, sải cánh bay giữa sông nước… Đó là một phần kết quả của việc quản lý thủy văn phù hợp, lưu giữ và lọc nguồn nước ngọt, gia tăng diện tích thảm thực vật mà dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học” do Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Coca-Cola phối hợp triển khai trong suốt nhiều năm qua.

Niềm vui của người gác sếu

Ở Tràm Chim, không ai không biết đến ông Năm Hồng, người đã có gần 20 năm gắn bó với Vườn Quốc Gia. Trở thành nhân viên bảo vệ của Vườn Quốc Gia từ năm 1995, ông Năm Hồng được coi như một người bạn, nắm được giờ giấc sinh hoạt của sếu và canh giữ đàn sếu - động vât quý hiếm, nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ của Việt Nam và thế giới, bay về Tràm Chim. Bằng ống nhòm và nghe tiếng kêu, ông có thể nhận biết sự xuất hiện của loài chim quý đang bên bờ tuyệt chủng, từ khoảng cách vài cây số, đếm chính xác từng con, phân biệt được tuổi đời của chúng qua màu lông…

Trước đây, mỗi khi đến mùa nước nổi, ông Hồng lại rộn ràng bao cảm xúc: mừng vui, hồi hộp, náo nức chờ sếu về Tràm Chim kiếm ăn, cư ngụ như chờ đón người thân trở về. Có khoảng thời gian, số lượng sếu cứ giảm dần do diện tích cỏ năng bị thu hẹp, không còn thức ăn cho sếu. “Nhiều khi thấy người ta đến tham quan, Tràm Chim không còn sếu, tui cảm thấy buồn và đau xót trong lòng”. Nhưng những năm gần đây, dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học” ở Vườn Quốc Gia được triển khai, mực nước ở các khu vực trong Vườn đã được điều chỉnh đã giúp phục hồi và duy trì đa dạng sinh học, cũng như một phần diện tích đồng cỏ năng, tạo điều kiện cho sếu về kiếm ăn, số lượng sếu đã tăng lên dần. Từ đầu năm 2014 đến nay, khi nước rút, đã có khoảng 30 con sếu từ Campuchia bay về Tràm Chim cư ngụ. Ông Năm Hồng không giấu được niềm hạnh phúc: “Đã có lúc tui buồn vì nghĩ Tràm Chim không còn sếu nữa. Nay thấy chúng trở về, tui sung sướng vô cùng. Ước nguyện của tui là mong muốn mọi người hiểu và chung tay bảo vệ để đàn sếu về ngày càng nhiều hơn”.

Cuộc sống tốt hơn của người dân Tràm Chim

Bên cạnh việc phục hồi hệ sinh thái, khôi phục môi trường sống cho hơn 200 loài chim, lưu giữ và lọc nước ngọt, dự án còn góp phần hỗ trợ, nâng cao thu nhập của người dân có hoàn cảnh khó khăn xung quanh khu vực Vườn Quốc Gia.

300 hộ gia đình đã được cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tăng thêm thu nhập với việc hái rau, bông súng, điên điển, đánh bắt cá,… để trang trải cuộc sống. Diện tích khu vực cho phép khai thác tài nguyên đã được mở rộng từ 600ha lên 900ha từ tháng 1/2014. Ngoài ra, người dân địa phương còn có thể nâng cao thêm một phần thu nhập thông qua việc tham gia phát triển mô hình du lịch sinh thái, trở thành hướng dẫn viên du lịch, chèo thuyền chở khách tham quan…

 
Người dân địa phương tham gia mô hình du lịch sinh thái, chèo thuyền và hướng dẫn khách tham quan thông qua dự án do WWF và Coca-Cola phối hợp thực hiện

 
Câu lưới, đánh bắt cá trong Vườn Quốc Gia góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình khó khăn ở Tràm Chim, đặc biệt trong mùa nước nổi

 
Những ghe hái bông súng giữa Vườn đã giúp không ít gia đình kiếm thêm thu nhập trong những ngày nước lên

Là một trong những hộ dân được tham gia vào dự án khai thác tài nguyên,  anh Nguyễn Văn Song (Ấp K10, xã Phú Hiệp, thị trấn Tràm Chim) chia sẻ: Trước đây, anh phải vất vả bươn chải mới lo được cái ăn cái mặc cho cả gia đình có 4 người con. Vào mùa khô, thu nhập từ việc gánh dưa mướn, làm kiệu, thợ hồ… cũng tạm đủ giúp anh trang trải cuộc sống. Nhưng vào mùa nước lũ, gia cảnh vốn khó khăn lại càng chật vật hơn vì không ai thuê mướn. “Nước lên, tui đi đánh cá ở ngoài để cả nhà không đói, nhưng cũng không được bao nhiêu, do cá ngoài đồng càng ngày càng ít đi. Đi từ sáng tới tối cũng chỉ được 30.000 – 40.000 đồng”. Từ khi gia đình anh cùng nhiều hộ dân khác trong ấp, được cho phép vào Vườn Quốc Gia đặt lờ bắt cá, chi phí sinh hoạt của gia đình đã được trang trải tốt hơn. “Nghe tin được vào Vườn đặt lờ, tui mừng không tả được. Dù có vất vả, nhưng thu nhập tăng lên, khoảng 100.000 đồng mỗi ngày để nuôi vợ con qua mùa lũ, yên tâm lắm!”

 
Anh Song bắt đầu một ngày mới với việc chuẩn bị lưới câu cá để đánh bắt trong khu vực cho phép của VQG

Cùng với việc bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc Gia, cuộc sống của người dân Tràm Chim đã phần nào được cải thiện. Không còn nỗi lo sợ đói, chật vật lo cái ăn cái mặc từng bữa trong mùa nước nổi, người dân lam lũ nơi đây đã yên tâm hơn khi có thể trang trải chi phí sinh hoạt và cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Nguồn: Cocacola

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.