Srebrenica - Một ký ức đau buồn

Srebrenica - Một ký ức đau buồn

11/07/2005 23:47 GMT+7

Hôm qua, hàng chục ngàn người đã tụ tập để kỷ niệm 10 năm vụ thảm sát người Hồi giáo Bosnia tại Srebrenica (Bosnia-Herzegovina) - được coi là vụ thảm sát khủng khiếp nhất ở châu u kể từ sau Thế chiến thứ 2. Tham dự buổi lễ tưởng niệm này tại nghĩa trang Potocari ở Serbia có sự hiện diện của nhiều nhân vật VIP như tổng thống các nước trong khu vực, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) P.Wolfowitz, Ngoại trưởng Anh J.Straw và đặc biệt là Tổng thống Serbia B.Tadic.

Diễn biến vụ thảm sát này có thể được tóm tắt như sau: Ngay trước khi cuộc chiến tranh Bosnia (1992-1995) kết thúc, dân chúng Srebrenica chạy trốn vào khu vực của LHQ sau khi lực lượng người Serbia tại Bosnia chiếm được thị trấn này - vốn do LHQ bảo vệ. Tuy nhiên, binh lính Serbia vẫn tràn vào và bắt đầu một cuộc bắn giết từ ngày 11.7-18.7 khiến khoảng 8.000 người Hồi giáo thiệt mạng, trong đó đa số là trẻ em và đàn ông. Thi thể của họ bị ném xuống những hố chôn tập thể khắp miền Đông Bosnia. Dù có mặt vào thời điểm đó nhưng các binh sĩ Hà Lan thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đã không làm gì để ngăn chặn vụ thảm sát. Lãnh đạo người Serbia tại Bosnia R.Karadzic và chỉ huy quân đội của ông này T.Mladic - bị cáo buộc là chủ mưu vụ thảm sát - đã bị Tòa án LHQ tại La-Haye (Hà Lan) kết tội diệt chủng và phạm tội ác chống lại con người. Tuy nhiên, bất chấp việc bị truy nã gắt gao, hai người này hiện vẫn  đang lẩn trốn.

 

Cho đến nay các chuyên gia xét nghiệm tử thi mới thiêu được hơn 5 ngàn thi thể, trong đó 2.032 người đã được xác định danh tính bằng DNA và các kỹ thuật khác. Cũng trong buổi lễ ngày 11.7, 610 quan tài chứa thi thể của những nạn nhân vừa được tìm thấy cũng đã được chôn cất trong tiếng cầu nguyện rền vang thung lũng nghĩa trang Potocari. Tổng thống Serbia B.Tadic đã đến dự lễ để "nghiêng mình trước các nạn nhân vô tội" dù không được những người Hồi giáo hoan nghênh. Hành động này mang rất nhiều ý nghĩa vì đây là lần đầu tiên một tổng thống Serbia đến dự lễ và phát biểu ý kiến, bất chấp bị những người Serbia theo đường lối quốc gia chỉ trích. (CNN)

 

Xuân Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.