(Tin Nóng) Dựa vào thông số kỹ thuật của các nhà sản xuất vũ khí Nga và Mỹ, tạp chí Aviation Week tính toán rằng tiêm kích hiện đại nhất Su-35 của Nga chỉ có thể thấy được máy bay tàng hình Mỹ khi ở khoảng cách 36 – 58 km; còn tên lửa S-400 chỉ phát hiện được ở khoảng cách 34 km.
Tiêm kích tàng hình F-22 (trên) và F-35 (dưới) của Mỹ trên bầu trời Florida - Ảnh: Không lực Mỹ
|
Theo bài viết đăng ngày 28.6, các máy bay quân sự trang bị công nghệ tàng hình là làm thế nào để gần như “vô hình” trước radar của đối phương. Những công nghệ được áp dụng đến nay là về hình dáng bên ngoài của máy bay phải có những góc cạnh vát xéo để làm tán xạ sóng radar, hạn chế tối đa các góc 90 độ, dùng các vật liệu có khả năng hấp thụ sóng radar…
Bài viết này cho rằng tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ sắp đi vào hoạt động nhưng đã được phát triển từ 15 năm trước. Trong thời gian này công nghệ radar đã có những bước phát triển nhảy vọt, liệu F-35 có còn khả năng tàng hình?
Cuộc đua thu nhỏ bề mặt phản xạ sóng radar
Theo bài báo, nếu một người có tiết diện cơ thể là 1 m2 thì phản xạ lại sóng radar tương ứng 1 m2. Công nghệ tàng hình là nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất sự phản xạ sóng radar trên bề mặt của máy bay. Máy bay tàng hình nhờ có cấu tạo thân đặc biệt nên giảm đến 90% phản xạ sóng radar, còn vật liệu thẩm thấu sóng radar chỉ góp có 10%.
Nhờ các kỹ thuật mới mà nay 1 chiếc F-15 của Mỹ phản xạ với sóng radar chỉ 10 m2, Su-27 của Nga và Tornado của Anh là từ 10 - 15 m2. Bề mặt phản xạ sẽ lớn nếu máy bay mang các thiết bị hay vũ khí bên ngoài, nên máy bay tàng hình đa số chứa vũ khí trong bụng.
Chiếc F/A-18 có bề mặt phản xạ radar 10 m2, còn F-16A là chỉ 1-3 m2; loại F-16C còn nhỏ hơn.
Màng lưới che trước phần hút khí của động cơ máy bay tàng hình F-117 của Mỹ, lưới này cản sóng radar. Các góc cạnh vát của thân máy bay giúp giảm thiểu bề mặt phản xạ sóng radar khiến F-117 trở nên tàng hình - Ảnh: Không lực Mỹ |
Đến đời máy bay thế hệ 4,5 như Eurofighter Typhoon giảm bề mặt phản xạ radar gấp 4 lần so với Tornado, với Nga thì chiếc tiêm kích Su-35 giảm đến 5-6 lần so với Su-27. Su-35 cùng với Rafale của Pháp có bề mặt phản xạ radar chỉ 1-3-m2, còn F/A-18E/F được Boeing quảng cáo là gần bằng máy bay tàng hình: bề mặt phản xạ radar chỉ còn 0,66 – 1,26 m2.
Nhưng với máy bay tàng hình thì bề mặt phản xạ radar xứng đáng là tàng hình, chẳng hạn chiếc F-117 (đã nghỉ hưu) của Mỹ chỉ có 0,01 –1 m2, bằng một con chim nhỏ; F-35 là 0,0013 m2 (bằng 1 quả bóng chơi golf) và F-22 là 0,0002 m2 – chỉ bằng viên bi!
Tiêm kích tàng hình đang thử ngiệm của Nga, PAK FA được cho có bề mặt phản xạ sóng radar chỉ 0,1 – 1 m2, bằng F-117. Còn tên lửa hành trình là từ 0,1 – 0,2 m2.
Su-35 và tên lửa phòng không S-400 của Nga dò được máy bay tàng hình Mỹ ở bao xa?
Radar hướng dẫn bắn hiện đại nhất của Nga là loại Irbis-E lắp trên tiêm kích Su-35 và loại radar 92N6E Gravestone trang bị cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf. Nhà sản xuất Sukhoi và tập đoàn Almaz-Antey quảng bá sản phẩm của họ có thể phát hiện được máy bay tàng hình từ xa, vậy vũ khí Nga “nhìn xa” đến đâu?
Hãng Sukhoi nói rằng tiêm kích Su-35 có thể phát hiện mục tiêu có tiết diện bề mặt 3 m2 từ xa 400 km. Đây là khoảng cách tốt nhất Su-35 có thể phát hiện được F-16 hoặc Typhoon, nhưng Su-35 chỉ thấy được F-35 từ khoảng cách 58 km và chỉ thấy F-22 ở khoảng cách 36 km. Trong khi đó máy bay tàng hình Mỹ có thể phóng tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM từ khoảng cách 100 km. Cần lưu ý rằng việc phát hiện máy bay nói trên là về mặt lý thuyết với năng lượng radar phát ra tối đa, góc quét hẹp.
Các máy bay thế hệ 4 như F-15, Su-27 và Tornado có bề mặt phản xạ sóng radar từ 10-15 m2. Loại F-16 và máy bay thế hệ 4,5 như Typhoon, Rafale, Su-35 và F/A-18 Super Hornet là từ 1-3-m2. Còn máy bay tàng hình F-35 và F-22 chỉ như quả bóng golf và viên bi. Từ tuyên bố của hãng Sukhoi cho rằng tiêm kích Su-35 có thể dò được mục tiêu 3 m2 ở khoảng cách 400 km với radar mở tối đa, góc quét hẹp, Aviation Week tính toán khả năng của máy bay Su-35 có thể phát hiện máy bay khác ở khoảng cách cụ thể như thế nào
|
Su-35 là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga- Ảnh: Sukhoi
|
Còn hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga có thể phóng tên lửa bắn xa tối đa 380 km, nhưng tên lửa không thể khai hoả cho đến khi radar hướng dẫn bắn Gravestone nhận ra mục tiêu. Theo nhà sản xuất, radar Gravestone phát hiện mục tiêu 4 m2 ở khoảng cách 250 km, và như vậy radar này chỉ phát hiện được F-35 ở khoảng cách 34 km và F-22 ở khoảng cách còn gần hơn là 21 km. Máy bay tàng hình Mỹ có thể vô hiệu hoá S-400 với loại bom SDB có cánh điều khiển từ khoảng cách hơn 60 km.
S-400 có radar dò tìm mục tiêu 91N6E “Big Bird” có thể phát hiện mục tiêu cỡ 1 m2 ở xa đến 338 km, gấp 2 lần so radar Gravestone, nhưng các tên lửa của hệ thống này khi đó vẫn không thể khai hoả cho đến khi radar Gravestone nhận được mục tiêu.
Almaz-Antey cho biết radar điều khiển bắn Gravestone phát hiện mục tiêu 4 m2 ở khoảng cách 250 km, từ đó Aviation Week tính toán khả năng phát hiện mục tiêu của radar này với các máy bay chiến đấu của thế giới |
Một hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga
|
Theo tác giả bài báo, những con số trên chỉ là đánh giá trên cơ sở thông số kỹ thuật được công bố và tính toán của các chuyên gia, nhưng cũng cho thấy máy bay tàng hình vẫn còn khả năng sống sót cao trước các hệ thống vũ khí hiện đại ngày nay.
Bình luận (0)