Trường hợp nặng nhất, bị tử vong trong vòng chưa đầy 24 giờ sau khi nhập viện là bé Ng.Th.B, 13 tháng tuổi (ngụ ở P.9, Q.5). Cháu B. được người nhà đưa vào BV Nhi đồng 1 lúc 8 giờ ngày 10.5 trong tình trạng khó thở, sốc, sưng tấy ở vùng cánh tay (cùng bên nơi tiêm ngừa), sốt rất cao (400C). Các bác sĩ khoa Hồi sức - Cấp cứu của BV tích cực cấp cứu, cho bé B. thở máy, chống sốc, dùng kháng sinh chống nhiễm trùng loại mạnh... nhưng B. đã bị tử vong ngay tối cùng ngày. Trước đó, B. được tiêm ngừa một liều vắc-xin
|
Trường hợp lớn tháng hơn là bé H.C.V, 17 tháng tuổi (ngụ ở P.8, Q.5), nhập viện ngày 9.5, với tình trạng sốt cao, sưng cánh tay, rối loạn tri giác, co giật, sốc... Đặc biệt, V. còn bị đỏ da toàn thân giống như hồng ban, và tình trạng sốt cao 40 độ cứ kéo dài liên tục, mặc dù người nhà của cháu đã cho uống nhiều loại thuốc hạ sốt. Khi vào viện, bác sĩ phải tiêm thuốc hạ sốt loại mạnh, nhưng vẫn không hạ được nhiệt độ. Cuối cùng, các bác sĩ phải dùng đến một loại thuốc hạ nhiệt đặc biệt (loại dùng trong tai biến khi gây mê phẫu thuật) tiêm tĩnh mạch thì mới hạ được nhiệt độ!). Đến hôm qua V. còn sốt 38 độ.
Liên quan đến trường hợp một em bé tại TP.HCM bị sốc, tử vong sau khi tiêm vắc-xin Priorix (phòng quai bị, sởi, rubella), ngày 11.5, Phó giáo sư - tiến sĩ Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết Bộ đã yêu cầu Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin sinh phẩm cử cán bộ tìm hiểu làm rõ các vấn đề liên quan đến chất lượng vắc-xin. Bộ cũng đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc tạm ngưng ngay việc tiêm phòng bằng vắc-xin này. Các cơ sở y tế cần kiểm tra lại những yếu tố liên quan đến chất lượng vắc-xin như quá trình vận chuyển, bảo quản... Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Bình, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông báo Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế TP.HCM xác định rõ nguyên nhân dẫn đến trường hợp tử vong này; kiểm tra thời hạn sử dụng, nguồn gốc, kỹ thuật tiêm vắc-xin... L.C |
Bác sĩ Lê Trương - Giám đốc Trung tâm y tế Q.5 cho biết: "Lô vắc-xin Priorix nói trên được đưa về Q.5 đợt này là 109 liều (cho cả các trạm y tế phường và trường học). Đã có 76 liều được tiêm. Tất cả những trường hợp bị tai biến đều tiêm tại các trạm y tế phường, do nhân viên Đội Y tế dự phòng quận xuống tiêm". Một bác sĩ công tác lâu năm tại khoa Hồi sức - Cấp cứu BV Nhi đồng 1 nói: "Từ trước tới giờ, chưa có trường hợp nào bị biến chứng nặng nề khi tiêm vắc-xin như vụ ở Q.5. Thường là trẻ chỉ bị sốt, nhiễm trùng nhẹ... sau tiêm".
Hiện, cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân gây tai biến nghiêm trọng nói trên.
Thanh Tùng
Bình luận (0)