- Thạc sĩ Trần Duy Can, chuyên viên tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Ngành kiểm toán khác với kế toán ở các khía cạnh sau: ngoài kiến thức về kế toán, sinh viên còn phải nắm bắt các quy định về kiểm toán trong và ngoài nước, các kiến thức về thuế, phân tích tài chính…
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở các công ty kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước, bộ phận kiểm toán nội bộ doanh nghiệp; có thể làm kế toán tại các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác; hoặc hành nghề độc lập như một chuyên gia về kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính… nếu đáp ứng được các yêu cầu của quy chế quản lý nghề nghiệp hiện hành.
* Em muốn thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhưng lại muốn làm việc bên ngành thuế, vậy trường có đào tạo ngành này không? Nếu có thì đầu vào như thế nào và cơ hội việc làm ra sao? (Bảo Sơn, Trường THPT Gò Vấp, Q.Gò Vấp, TP.HCM)
- Thạc sĩ Trần Duy Can, chuyên viên tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Nếu em có nhu cầu làm việc trong ngành thuế thì khi làm hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM em ghi mã ngành D340201, tên ngành tài chính - ngân hàng, tên chuyên ngành là tài chính công. Sau 3 học kỳ, em chọn học chuyên ngành tài chính công. Ngoài kiến thức về thuế, theo học ngành này em còn được trang bị các kiến thức về quản trị, thẩm định và đầu tư khu vực công.
Về đầu vào chuyên ngành tài chính công, trường lấy theo điểm chuẩn chung là 19. Nhu cầu việc làm của ngành này hiện rất lớn, ra trường em có thể xin vào các cơ quan nhà nước, hoặc làm kế toán báo cáo thuế, bộ phận tư vấn về thuế...
* Nếu như không đậu nguyện vọng 1 vào ngành mình thích tại Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM thì em có được xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào một ngành khác của trường không? (Duy Cường, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM)
- Thạc sĩ Dương Tôn Thái Dương, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM: Nếu như không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào ngành đã đăng ký tại Trường ĐH Kinh tế - Luật, em có thể đăng ký xét tuyển vào những ngành còn chỉ tiêu của trường với điều kiện tổng điểm thi tuyển sinh của em lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn của ngành đăng ký xét tuyển. Quá trình xét tuyển này sẽ được tiến hành tương tự như cách thức xét tuyển nguyện vọng 1.
Đáp ứng yêu cầu của thí sinh, Báo Thanh Niên mở Hộp thư Tư vấn mùa thi 2013. Khi có bất cứ thắc mắc nào về thông tin tuyển sinh của các trường, quy chế, quy định trong tuyển sinh, lựa chọn ngành nghề… thí sinh có thể gửi câu hỏi đến địa chỉ: tuvanmuathi@thanhnien.com.vn. Chúng tôi sẽ chuyển những thắc mắc của thí sinh đến các chuyên gia để có câu trả lời chính xác nhất. Phần trả lời sẽ cập nhật liên tục tại website www.thanhnien.com.vn. |
Mỹ Quyên
(tổng hợp)
>> Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng, kinh tế đối ngoại
>> Cử nhân luật làm việc gì, ở đâu?
>> ĐH Y dược TP.HCM có xét tuyển CĐ ngành Dược?
>> Thi vào ngành SP Mầm non như thế nào?
Bình luận (0)