Sự tích múa ba lê

01/03/2015 03:00 GMT+7

Tất cả chúng ta đều hiểu múa dân gian, múa trống cơm, múa bụng, múa lửa và múa sư tử bắt nguồn từ đâu. Nhưng múa ba lê là cái gì và có từ bao giờ thiên hạ ít người hiểu được.

Tất cả chúng ta đều hiểu múa dân gian, múa trống cơm, múa bụng, múa lửa và múa sư tử bắt nguồn từ đâu. Nhưng múa ba lê là cái gì và có từ bao giờ thiên hạ ít người hiểu được.

Ngày xưa, tại một thành phố tên là Ba Lê ở nước Pháp có rất nhiều cô gái đẹp sinh sống.
Các cô gái đẹp có rất nhiều ưu điểm, nhưng đều mang một nhược điểm lớn là kẻ nọ nghĩ rằng mình đẹp hơn kẻ kia và cứ cãi nhau vô tận về điều này.
Để giải quyết vấn nạn đó, chính quyền thành phố nảy ra một sáng kiến tuyệt vời, đó là cho các cô thi hoa
hậu để phân loại nhan sắc. Vẻ đẹp cũng sẽ có cấp bậc, ví dụ như một vẻ đẹp đại úy sẽ phải thấp hơn vẻ đẹp đại tá, hay đẹp đại tá phải thấp hơn đẹp thiếu tướng.
Cuộc thi vừa thông báo đã có hàng ngàn cô gái hào hứng tham gia vì đó là lần đầu tiên chứ không phải đã bão hòa như bây giờ. Ban giám khảo và ban tổ chức toàn đàn ông vì chỉ có đàn ông mới hiểu hết vẻ đẹp phụ nữ.
Hồi đó cũng chưa có sửa sắc đẹp nên chả ai kiện tụng gì vì chả thí sinh nào dùng dao kéo mặc dù đa số các cô đến với cuộc thi trên xe ngựa kéo.
Nhưng ngay từ cuộc thi đầu tiên đó, mẹ của các thí sinh cũng đã gây ra rất nhiều chuyện y như bây giờ. Vấn đề không phải do họ nói xấu nhau, mà họ cũng đi thi và ban tổ chức chưa có kinh nghiệm hạn chế độ tuổi. Hậu quả là có những vòng thi mẹ và con cùng tranh tài và mẹ dùng quyền lực ra lệnh cho con phải thua hoặc mẹ kế tìm cách làm con riêng của chồng ngã trên sân khấu.
Không có ti vi, không có báo mạng còn báo giấy rất hiếm và đắt cho nên tất cả khán giả muốn xem phải đến rạp, khiến rạp muốn vỡ ra, nạn vé chợ đen thỏa sức lộng hành, một cặp vé ngồi hàng đầu có giá bằng bốn con gà đã luộc kỹ, vì gà là thức ăn sang trọng vô cùng lúc đó. Đàn ông phải chọn giữa nhìn nhan sắc và nhịn ăn và nhiều ông nhịn đến gầy nhom.
Cũng do không có truyền thông nên dân không có vé vào xem tha hồ lan truyền tin đồn miệng với mức độ sai lệch rất cao. Kẻ thì bảo lọt vào vòng hai toàn các bà già chín mươi tuổi, kẻ thì loan tin muốn có giải nhất thì phải nặng một trăm ký trở lên. Có người còn thề rằng một nửa số thí sinh là đàn ông cải trang.
Tóm lại, sau hàng tỉ tin đồn, cuộc thi nhan sắc vẫn diễn ra cho tới tận đêm chung kết.
Vào chung kết là hai mươi cô, cô nào cũng tuyệt đẹp. Sau ba ngày căng thẳng, họ loại ra được mười cô vì những lý do cực kỳ vớ vẩn. Cô thì có nốt ruồi ở gót chân, cô thì do một sợi tóc gãy, cô lại giẫm phải một con kiến khi biểu diễn trên sân khấu. Nếu không dựa theo những thứ bé xíu đó, sẽ chả biết làm cách nào bỏ bớt, đủ biết thí sinh tuyệt diệu ra sao.
Nhưng đến vòng chung kết ban giám khảo bó tay, chả biết dựa vào đâu để loại. Da ai cũng trắng, mắt ai cũng xanh và trí tuệ ai cũng thông minh vì trước câu hỏi giữa trai nghèo và thông minh với trai giàu ngu ngốc em sẽ chọn ai, cả mười cô đều phát biểu chả chọn ai, chọn trai đẹp.
Cuối cùng, sau ba ngày hội ý, ban giám khảo tuyên bố sẽ chọn ra hoa hậu bằng cách mười cô gái bước ra, cô nào cao hơn sẽ thắng. Thật ra, đấy là một âm mưu để trao đồng giải vì cả mười cô đều có chiều cao y hệt.
Nhưng khi bước ra sân khấu, có một cô rất khôn khéo. Cô ta đi và đứng bằng cách nhón lên, dùng mũi bàn chân, do đó cao vọt hơn các bạn.
Cả rạp vỗ tay như điên cuồng, vì cô ấy không hề phạm luật, vẫn đứng
trên chân mình đó thôi. Các cô gái khác thấy vậy thử nhón lên, đều ngã liểng xiểng.
Thế là nhón đoạt vương miện đầu tiên ở thành phố Ba Lê.
Từ đấy về sau, mọi thiếu nữ tại Ba Lê đều suốt ngày tập nhón chân, đi trên đầu ngón chân gọi là đi mũi cứng.
Múa ba lê từ đó ra đời!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.