Thạc sĩ - bác sĩ Trần Thanh Vỹ, Trưởng khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng dẫn máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở chân, gây ứ đọng máu ở vùng thấp của chân và lan lên dần.
Hậu quả là người bệnh có triệu chứng như: nặng mỏi chân, đau nhức bắp chân, vọp bẻ, nổi gân xanh (tĩnh mạch) ngoằn ngoèo, phù chân, ngứa da,…
Tình trạng ứ đọng này nếu kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm sẽ ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó trị như: loét chân, tắc mạch, viêm mạch,…
Theo nghiên cứu, có hơn 75% người bệnh suy giãn tĩnh mạch không được chẩn đoán và điều trị phù hợp và khi đến khám thì bệnh đã nặng.
tin liên quan
Bé trai bị đâm xuyên não: Đã biết đi nhưng khớp gối chân trái vẫn chưa vữngSáng 19.9, Dương Minh Phát, em bé bị đâm dao vào đầu cách đây
hơn 2 năm, đã tái khám tại Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện (BV) Nhi đồng
1, TP.HCM.
tin liên quan
Bác sĩ ơi: Bệnh hoại thư Fournier có nguy hiểm không?Dạo gần đây, xung quanh vùng sinh dục của em bỗng ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là vùng bìu có cảm giác rắn, đau, sưng đỏ và tiết dịch. Em tìm hiểu trên mạng thì được biết đây là những triệu chứng của bệnh hoại thư Fournier. Bác sĩ ơi! Bệnh này nguy hiểm không? (tanlp_v…@gmail.com).
Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây đau nhức. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây giãn tĩnh mạch nông, phù chân, loét chân khó lành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm tăng chi phí điều trị.
Tỉ lệ suy giãn tĩnh mạch tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, người trẻ không nên chủ quan đối với bệnh mà cần chủ động phòng tránh bệnh.
Để phòng bệnh, ngoài việc hạn chế đứng, ngồi một chỗ lâu, nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Đặc biệt, đi bộ 15 phút mỗi ngày sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch.
tin liên quan
Bác sĩ ơi: Các bệnh hô hấp thường gặp và cách phòng bệnh, chăm sóc?Bác sĩ ơi, những ngày qua, tôi thấy trong lớp học của con tôi có rất nhiều bé bị ho, sổ mũi, sốt,… Có phải đang là mùa dịch của bệnh hô hấp? Làm cách nào để phòng bệnh cho bé? Bùi Minh Thi (ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Khi có bất cứ triệu chứng nào của bệnh suy giãn tĩnh mạch như: nặng, mỏi chân, tê rần lòng bàn chân, nổi gân xanh ngoằn ngoèo,… người bệnh nên đến các chuyên khoa tĩnh mạch của các bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Mỗi năm, có khoảng 15.000 lượt người bệnh khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới tại Bệnh viện Đại học Y dược. Trong đó có hơn 1.000 người bệnh được điều trị can thiệp ngoại khoa bằng các phương pháp như: phẫu thuật kinh điển, đốt sóng cao tần (RFA) hoặc laser nội tĩnh mạch. Hiện nay, có thêm phương pháp điều trị mới cho bệnh này là ứng dụng keo sinh học.
tin liên quan
Dùng keo sinh học điều trị suy giãn tĩnh mạchKeo sinh học được bơm vào lòng tĩnh mạch của bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị mới, nhẹ nhàng, thêm nhiều cơ hội điều trị cho người bệnh, đặc biệt là trường hợp không thể phẫu thuật.(ghi)
Bình luận (0)