Đây là ca hiếm gặp khi những giải pháp cầm máu thông thường đều thất bại.
tin liên quan
Hãy dành vài phút để biết cách cứu người bị đột quỵChiều 27.8, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết sức khỏe của bệnh nhân L.V.T (47 tuổi, ngụ Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) đã cải thiện rõ rệt; mạch, huyết áp ổn định, đã rút mesh mũi phải (giống miếng gạc nhét mũi), còn mũi trái sẽ kiểm tra và dự kiến rút trong 1-2 ngày tới.
Trước đó, sau 5 ngày bị chảy máu mũi (không liên tục), đã điều trị nhiều nơi nhưng không dứt, ông T. được chuyển đến Khoa Cấp cứu bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào sáng 24.8. Bệnh nhân trong tình trạng chảy máu mũi không cầm được
Ông T. được chẩn đoán chảy máu mũi, tăng huyết áp, chỉ định nhập viện Khoa Tim mạch để theo dõi và kiểm soát huyết áp, nhét mesh mũi để cầm máu.
tin liên quan
Hỏng mí, mù mắt vì làm đẹp ở spa chuiTuy nhiên, sau đó, tình trạng chảy máu mũi của ông T. vẫn không cải thiện.
Đến 21 giờ cùng ngày, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ, niêm nhợt, huyết áp tụt, xét nghiệm huyết đồ cho thấy bệnh nhân đang trong tình trạng mất máu cấp dù đã được truyền máu, truyền dịch tích cực.
Hội chẩn nhiều khoa, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị chảy máu mũi gây mất máu cấp mức độ nặng/tăng huyết áp và không đáp ứng với biện pháp điều trị cầm máu thông thường và nhét mesh mũi. Đây là ca khá khó và hiếm gặp.
Vì vậy, các bác sĩ đã quyết định can thiệp nội mạch tắc mạch máu mũi, tức xuyên vào lòng mạch máu và làm bít tắc mạch máu đang chảy để cầm máu.
Sau gần 3 giờ thực hiện, ê kíp bác sĩ kết thúc thủ thuật an toàn, các nhánh mạch máu cung cấp máu cho vùng mũi 2 bên đã tắc hoàn toàn và cầm máu thành công.
Hiện bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, không còn chảy máu mũi, đang được điều trị và theo dõi tại Khoa Tai Mũi Họng, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Cũng theo bác sĩ Phong: Nguyên nhân của chảy máu mũi rất đa dạng: tự phát (60 - 88%), chấn thương (6 - 7%), bẩm sinh (1,4%). Đặc biệt các bệnh lý giãn mao mạch xuất huyết di truyền (Hereditery hemorrhagic telangiectasia - HHT) hay Osler - Weber - Rendu chiếm tỉ lệ thấp (2 - 4%) nhưng là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu mũi tái phát. Các yếu tố nguy cơ gây chảy máu mũi bao gồm tình trạng tăng huyết áp, hút thuốc lá, dùng thuốc kháng đông hay sau xạ trị…
Khi một bệnh nhân bị chảy máu mũi thì việc trước tiên là cần cầm máu, sau đó tìm nguyên nhân để điều trị. Các biện pháp cầm máu bao gồm: đè ép tại chỗ, nhét mesh mũi trước, nhét mesch mũi sau, đông điện dưới sự hướng dẫn của nội soi để cầm máu, thắt động mạch. Biện pháp can thiệp nút mạch dưới hướng dẫn của máy chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) ngày càng được áp dụng nhiều bởi tính an toàn, tỉ lệ thành công cao và ít xâm lấn.
“Dù Đơn vị Can thiệp mạch máu đã can thiệp thành công rất nhiều trường hợp đột quỵ nhồi máu não cấp; nút mạch trong điều trị chấn thương gan, chấn thương thận, ho ra máu… nhưng đây là lần đầu tiên bệnh viện thực hiện trường hợp can thiệp mạch tắc máu mũi”, bác sĩ Phong nói.
Bình luận (0)