Thông tin từ Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM) chiều nay (3.10) cho biết, khoa Ngoại chấn thương của bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân nữ L.T.N.D (39 tuổi, ngụ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) bị gãy xương cẳng chân bên phải do tai nạn giao thông, không đi lại được.
tin liên quan
Gọt hàm xong thì… đi cấp cứu: Chuyển ngược từ Singapore về Việt Nam điều trịNguồn tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết, chiều 3.10 bệnh nhân bị tai biến sau gọt 2 hàm là bà T.T.Đ (38 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) đã được chuyển viện từ Singapore về đến Bệnh viện FV TP.HCM để điều trị.
Bệnh nhân được nhập viện Bệnh viện huyện Cần Giuộc và được chuyển lên một bệnh viện chuyên về xương khớp tại TP.HCM. Tuy nhiên, tại đây, bệnh nhân cũng chỉ được nằm theo dõi sức khỏe và không được mổ ghép xương do lo sợ chứng bệnh tim bẩm sinh của chị (tứ chứng Fallot) nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhân có người nhà đang tạm trú tại Q.11 nên đã đưa chị vào Bệnh viện Quận 11 thăm khám.
tin liên quan
Lần đầu tiên cấy ghép xương chày in 3D trên thế giớiCác bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện Princess Alexandra (ở Brisbane, bang Queensland, Úc) đã phẫu thuật cấy ghép xương chày in 3D đầu tiên trên một người đàn ông bị mất chân.
Sau khi phối hợp với bác sĩ các khoa Tim mạch chuyển hóa, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức... và hội chẩn toàn bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bị gãy xương cẳng chân bên phải thành hai đoạn phức tạp. Đặc biệt, bệnh nhân bị thêm tứ chứng Fallot. Đây là dạng tim bẩm sinh, chỉ cần đi một bước lên cầu thang đã khó thở, tím tái. Vì vậy, ca mổ được đánh giá nguy hiểm.
“Việc mổ ghép xương cho ca này không khó nhưng khó là bệnh nhân mắc bệnh tim nguy hiểm, cần phải tính toán kỹ. Bởi lẽ, gây tê toàn thân thì máu đổ về tim nhiều, khiến tim quá tải, co giãn quá sức sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân vốn bị tim bẩm sinh là tứ chứng Fallot”, bác sĩ Phạm Thanh Vũ, Phụ trách Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Quận 11, chia sẻ.
Cuối cùng, các bác sĩ quyết định không gây mê toàn thân mà chỉ thực hiện phẫu thuật ghép xương bằng phương pháp gây tê vùng cẳng chân dưới sự hướng dẫn của sóng siêu âm, nhằm giúp đưa thuốc tê chính xác vào dây thần kinh cần gây tê. Điều này không ảnh hưởng đến vấn đề huyết động, ca mổ ghép xương sẽ ít bị ảnh hưởng bởi bệnh tim.
Sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo, cử động chân được và dự kiến sẽ tập đi lại và xuất viện sau một tuần.
tin liên quan
Ghép thành công hai ngón chân thành hai ngón tay cho một phụ nữSau 7 năm bị cụt mất ngón tay do tai nạn lao động, bệnh nhân đã được bác sĩ lấy hai ngón chân ghép lên bàn tay.
Bình luận (0)