Bị ong hoặc côn trùng có cánh khác đốt, phải làm gì?

19/07/2018 14:00 GMT+7

Vào mùa hè, thời tiết và khí hậu rất thích hợp để nhiều người đi ra ngoài và du lịch cho thư giãn. Tuy nhiên, khi chúng ta ở bên ngoài nhiều thì nguy cơ bị côn trùng cắn và đốt càng cao.

Khi bị đốt hoặc cắn, chúng ta khó có thể biết được con gì cắn hoặc sơ cứu như thế nào.
Chuyên gia sơ cứu Emma Hammett, nhà sáng lập của First Aid for Life, nói với Daily Mail cách sơ cứu khi bị đốt hoặc cắn:
Chỗ bị đốt hoặc cắn bị nhiễm trùng, càng ngày càng đỏ và ngứa. Vết đỏ càng lan rộng trên da. Đây là dấu hiệu của viêm mô tế bào. Nếu thấy dấu hiệu này, người bị cắn hoặc đốt phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Khi ong và côn trùng có cánh khác đốt chúng ta, nọc độc từ ngòi chích của chúng đi vào da. Khi một phần ngòi chích của ong vẫn còn lại trong da của nạn nhân, thì nên cố gắng sử dụng móng tay để cẩn thận loại bỏ ngòi ra. Không cố gắng siết chặt ngòi vì có thể nó sẽ ghim sâu vào da và làm tăng dị ứng nguyên vào cơ thể gây dị ứng, theo Daily Mail.
Khoảng 3% người bị ong và côn trùng có cánh đốt bị phản ứng dị ứng với ngòi của chúng và đến 0,8% nạn nhân bị sốc phản vệ.
Khi nạn nhân bị phản ứng dị ứng tại chỗ bị đốt, thì họ có thể lấy nước ấm và xà phòng rửa sạch vết thương, sau đó dùng túi đá chườm lên chỗ bị sưng để giúp làm giảm sưng và đau. Thuốc có hoạt chất antihistamines cũng sẽ giúp giảm phản ứng và điều trị được sưng và ngứa. Nạn nhân có thể uống paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau.
Nếu có dấu hiệu bị sốc phản vệ, người bị đốt nên gọi xe cấp cứu. Nếu cảm thấy khó thở thì nên ngồi thẳng dậy và đặt một vật gì đó dưới đầu gối để tăng tuần hoàn. Nếu cảm thấy yếu, chóng mặt và khát nước và cảm thấy sốc thì nên nằm xuống để tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan. Ngồi hoặc đứng có thể làm giảm huyết áp, theo Daily Mail.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.