Vì là anh em sinh đôi giống hệt nhau nên họ sẽ có cùng ADN. Việc hiến và ghép tinh hoàn là hoàn toàn phù hợp. Cả hai sống ở thành phố Belgrade, Serbia, theo Daily Mail.
Ca cấy ghép tinh hoàn được tiến hành vào ngày 3.12, do một nhóm các chuyên gia quốc tế thực hiện. Ca ghép kéo dài 6 giờ.
Với tinh hoàn được ghép vào, người đàn ông Serbia hoàn toàn có thể có con. Vì cặp song sinh là giống nhau nên ADN cũng gần như tương đồng. Điều này có nghĩa là với tinh hoàn mới, người đàn ông có thể truyền lại ADN cho con mình ở mức độ gần như hoàn chỉnh như thể ông sinh con bằng chính tinh hoàn của mình chứ không phải cấy ghép, theo Daily Mail.
Cấy ghép tinh hoàn là ca phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Sau khi lấy tinh hoàn ra khỏi người hiến, nó phải được ghép thành công vào cơ thể người nhận trong vòng 4 đến 6 giờ. Nếu không, mô tinh hoàn sẽ chết.
Mặc dù ca cấy ghép tinh hoàn diễn ra thành công nhưng người đàn ông Serbia vẫn chưa thể sinh sản bình thường. Sắp tới, các bác sĩ phải thực hiện một ca phẫu thuật thứ 2 để tái tạo ống dẫn tinh.
Những trường hợp bé trai sinh ra thiếu cả 2 tinh hoàn là cực kỳ hiếm, thường chỉ thiếu 1 tinh hoàn. Một nghiên cứu của Đại học South California (Mỹ) phát hiện trong 5.000 bé trai thì chỉ có 1 trường hợp bị thiếu 1 tinh hoàn. Trong 20.000 bé trai thì mới có 1 bé không có cả 2 tinh hoàn, theo Daily Mail.
Nguyên nhân khiếm khuyết tinh hoàn bẩm sinh thường là không rõ ràng. Một số nhà khoa học đặt giả thuyết có thể là do di truyền.
Vì không có tinh hoàn nên cơ thể nam giới không thể tiết ra hoóc môn nam testosterone. Thiếu testosterone, họ không thể dậy thì, râu tóc sẽ mọc quá ít hoặc quá nhiều ở một số nơi trên cơ thể.
Người bẩm sinh thiếu tinh hoàn cũng gặp tình trạng mô vú phát triển lớn, thiếu ham muốn tình dục, yếu sức và cơ bắp nhỏ. Tất nhiên, thiếu tinh hoàn thì cơ thể không thể tạo ra tinh trùng và bị vô sinh. Để điều trị, bác sĩ thường sẽ tiêm testosterone hoặc cấy ghép tinh hoàn, theo Daily Mail.
Bình luận (0)