Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị mắc đái tháo đường là do những hoóc môn của nhau thai tiết ra làm giảm sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào. Nếu không kiểm soát, tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Theo BS CKII. Lê Thị Kiều Dung - Trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến hiện tượng tăng cân quá mức, tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật… Trường hợp rối loạn lượng đường trong máu nặng có thể đưa đến hôn mê. Trong khi đó đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ dị tật (nếu bị tiểu đường từ trước khi có thai mà không được điều trị đúng cách). Hoặc, thai nhi có nguy cơ bị rối loạn tăng trưởng (quá to hoặc quá nhỏ), suy hô hấp, hạ đường huyết, vàng da nặng. Khi lớn lên bé dễ bị béo phì, tiểu đường, cao huyết áp...
tin liên quan
Lợi ích tuyệt vời của nước đậu bắpCác chất dinh dưỡng được tìm thấy trong đậu bắp bao gồm magiê, carbs, protein, chất béo, folate, chất xơ, vitamin A và C.
Dưới đây là lợi ích của nước đậu bắp, theo boldsky.
Những yếu tố nguy cơ
BS Kiều Dung cho biết khoảng 20% đái tháo đường thai kỳ sẽ bị đái tháo đường thực sự sau khi sinh. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng bệnh đái tháo đường thai kỳ là: tiền căn gia đình có người bị đái tháo đường, tuổi mẹ khi mang thai > 40 tuổi, béo phì, tiền căn thai kỳ trước bị đái tháo đường thai kỳ, tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do...
Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, chính vì vậy việc tầm soát rất cần thiết. Ngoài ra, khi có thai các bà bầu nên ăn đủ chất, không nên ăn quá nhiều. Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi… sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo, đặc biệt là không nên uống nhiều nước mía vì sẽ có nguy cơ làm tăng chỉ số đường huyết.
Bình luận (0)