Sau đây là một vài loại thực phẩm giúp ổn định đường huyết vô cùng hiệu quả.
Tất cả các loại thực phẩm này đã được áp dụng và thực sự mang lại hiệu quả cho những người mắc bệnh tiểu đường, và đã được hỗ trợ bởi lời khuyên y tế, theo Everyday Health.
1. Mướp đắng (khổ qua)
Một cách hiệu quả để hạ mức huyết sắc tố A1C gắn đường trong máu, nghĩa là mức đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng.
Đó là ăn mướp đắng liên tục trong ba tháng. Nó có thể giảm mức A1C từ 6,5 xuống còn 5,9.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology lưu ý rằng mướp đắng có tác dụng trong việc hạ đường huyết.
Trong nghiên cứu, tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng tương đương với việc uống tối đa 1.000 miligam Glucophage mỗi ngày, đây là liều khởi điểm của loại thuốc đặc trị cho người mắc bệnh tiểu đường, theo Mayo Clinic.
2. Quế
Quế có khả năng giúp hạ đường huyết. Tuy nhiên, quế uống một mình có thể là một bổ sung tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy loại gia vị này có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo Everyday Health.
tin liên quan
Một cách trị sỏi thận đơn giản mà hiệu quảMột đánh giá được công bố trên Tạp chí Annals of Family Medicine lưu ý rằng quế có thể làm giảm mức đường huyết lúc đói.
Hơn nữa, quế không cung cấp bất kỳ lượng calo carbohydrate hoặc đường nào để tăng lượng đường trong máu.
3. Trà xanh
Trà xanh có thể kiểm soát glucose trong máu và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Uống trà xanh mỗi sáng và mỗi tối có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Trà xanh có chứa polyphenol, là chất chống ô xy hóa có thể tăng cường trao đổi chất và ức chế enzyme amylase, biến carbs thành glucose. Từ đó, làm giảm sự phân hủy và hấp thụ glucose vào máu.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Annals of Internal Medicine cho rằng trà xanh giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
tin liên quan
Điều gì xảy ra khi bạn uống nước chanh mỗi ngày?Các nhà nghiên cứu đã phân tích 25 cộng đồng người Nhật và thấy rằng uống trà làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Trong khi đó, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Phytooolology cho rằng trà xanh có thể giúp kiểm soát glucose.
4. Bổ sung magiê
Bệnh nhân tiểu đường có xu hướng thiếu magiê.
Một đánh giá được công bố trên Tạp chí Biological Trace Elements Research cho rằng thiếu magiê mạn tính sẽ gây ra tình trạng kháng insulin.
Tiến sĩ Carolyn Dean, Hiệp hội Magiê Dinh dưỡng ở Hawaii (Mỹ), cho biết magiê rất quan trọng vì nó giúp insulin chuyển glucose đến các tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Kháng insulin ngăn chặn quá trình này diễn ra. Nếu không có đủ magiê để thực hiện công việc này, cả insulin và glucose đều tăng cao. Đường glucose dư thừa được lưu trữ dưới dạng chất béo và góp phần tăng cân và tiểu đường, theo Everyday Health.
5. Bổ sung crom
Chất bổ sung Chromium Picolate chứa crom này có khả năng làm cho lượng đường trong máu thấp hơn.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tiểu đường cho thấy muối Picolate của crom có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cải thiện mức đường huyết trung bình trong 2 -3 tháng, cải thiện khả năng dung nạp glucose và sản xuất insulin, theo Everyday Health.
Robin Foroutan, một chuyên gia tư vấn sức khỏe toàn diện có trụ sở tại New York (Mỹ), giải thích rằng crom có thể tăng cường hoạt động báo hiệu insulin và cuối cùng là hạ đường huyết.
Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy những người bị thiếu hụt crom có xu hướng tăng lượng đường trong máu hoặc kháng insulin.
Foroutan khuyến nghị 200 đến 500 microgam crom picolinate mỗi ngày. Không nên nhiều hơn, vì có thể làm xấu đi sự kiểm soát lượng đường trong máu, mặc dù độc tính là rất hiếm.
Tất nhiên trước khi uống chất bổ sung này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, theo Everyday Health.
Bình luận (0)