Theo người quản lý Cơ quan dịch vụ máu Canada, bà Kristen Ungar (ở Ontario, Canada), thì bà Walker đã chạm mốc kỷ lục hiến máu 1.000 lần, với 1.000 đơn vị máu, Global News đưa tin.
Bà Walker hiến máu lần đầu tiên khi bà còn học ở Đại học Western.
tin liên quan
Cô bé mắc bệnh hiếm khiến 'mặt tròn như mặt trăng'Ba năm trước bé bỗng nhiên tăng cân vùn vụt từ 32 kg lên 49 kg. Cha mẹ
bèn cho đi bơi, học võ, đi bộ… để giảm cân, nhưng không thành công.
“Đây là một đóng góp rất lớn. Bà Walker đã cứu sống rất nhiều người", bà Ungar nói với Global News.
Bà Ungar giải thích: Bình thường khoảng cách giữa hai lần hiến máu toàn phần đối với nam giới là 56 ngày, đối với phụ nữ là 84 ngày. Tuy nhiên, bà Walker có thể hiến máu gần như mỗi tuần bởi vì bà thường cho huyết tương, dùng cho bệnh nhân phỏng, điều trị ung thư, rối loạn chảy máu, bệnh gan và tạo ra một số loại thuốc.
tin liên quan
Cầm phiếu quà tặng để nhận... một quả thậnVài năm trước, ông của Quinn Gerlach đã tặng cho một cậu bé một phiếu quà tặng ghi tên cậu bé trên đó nhưng phiếu này không được dùng để nhận đồ chơi, sách hay trò chơi mà dùng để nhận một... quả thận.
Khi hiến máu toàn phần, lượng máu lấy ra bao gồm cả hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và huyết tương. Với hiến máu “một phần”, cơ quan y tế tiếp nhận dùng thiết bị chiết tách tế bào máu chuyên dụng, chỉ lấy một loại tế bào máu cần thiết, còn các tế bào máu khác thì trả lại người hiến máu được thực hiện trên cùng một thời điểm.
Trong khi đó, bà Walker chia sẻ: "Tôi không bao giờ đặt mục tiêu hiến máu bao nhiêu lần, chỉ đơn giản nghĩ rằng hiến máu khi cần. Bây giờ mỗi tuần tôi đến cơ sở y tế để hiến máu. Đi hiến máu cũng giống như gặp gỡ bạn bè tại quán cà phê vào sáng thứ bảy mỗi tuần".
Bà Walker thường khuyên những người nào còn do dự hay ngờ vực về hiến máu rằng hãy thử một lần, họ sẽ cảm thấy thật tuyệt vì có thể giúp đỡ một người nào đó.
Tháng bảy vừa rồi, chồng bà, ông Mick Walker, cũng đã đạt cột mốc hiến máu 1.000 lần.
tin liên quan
Nụ hôn của người lớn có thể 'giết chết' trẻ sơ sinhNụ hôn của người lớn đôi khi có thể làm cho trẻ sơ sinh bị tàn tật suốt đời và thậm chí tử vong. Bởi lẽ, trẻ sơ sinh nhạy cảm, dễ mắc bệnh và nhiễm trùng từ người lớn xung quanh. Đó là lời cảnh báo của các bác sĩ ở Anh và Mỹ trên các phương tiện truyền thông.
Bình luận (0)